Sức mạnh của lời cầu nguyện là có thật
Giuse Võ Tá Hoàng chuyển ngữ
2021-11-19T23:58:42-05:00
2021-11-19T23:58:42-05:00
https://hoidongmtgquinhon.org/giao-ly/suc-manh-cua-loi-cau-nguyen-la-co-that-722.html
https://1.bp.blogspot.com/-TIyLQa7jz1w/YZhmQGyZHOI/AAAAAAAAHh4/fjaHl8-GaQwjE_5X1BCmnzesTpcknlQJQCLcBGAsYHQ/s16000/sinhnon.jpg
MẾN THÁNH GIÁ QUI NHƠN
https://hoidongmtgquinhon.org/uploads/logonew.png
Sức mạnh của lời cầu nguyện là có thật, tôi đã xác minh điều đó với đứa con sinh non của mình
Đó là một trong những thời điểm khó khăn nhất của đời tôi. Tôi vừa sinh đứa con thứ tư và mọi thứ đã trở nên phức tạp.
Tôi muốn kể cho các bạn một trải nghiệm đích thực mà tôi đã từng trải qua, một trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời mình, tôi trực giác được rằng ở thời điểm đó có nhiều người đang cầu nguyện cho tôi.
Có thể đôi khi chúng ta nghĩ rằng cầu nguyện khi đối diện trước một vấn đề thì chẳng đem lại ích gì. Có vẻ như chúng ta tĩnh tại và trơ lỳ trước một thực tế vốn đòi hỏi sự năng động và hành động, nhưng nếu nghĩ vậy thì chúng ta lầm to.
Vô tình chúng ta đánh giá thấp sự giúp đỡ của Thiên Chúa, hoặc đối với chúng ta những phức tạp xem ra là chuyện nhỏ. “Không ai có thể giải quyết được nó”; “Tại sao tôi mất thời gian với nó?”; “Chắc chắn có những người còn đau khổ hơn tôi”.
Và khi người khác gặp khó khăn, thường chúng ta không biết giúp đỡ thế nào, bởi vì có vẻ như là chúng ta xâm phạm vào đời tư của mọi người, hay chúng ta ích kỷ nghĩ rằng đó không phải là việc tôi và tốt nhất là không nên can thiệp.
Tuy nhiên, chúng ta có thể làm điều gì đó khi con người không còn lời nói nào khác, và nó y như vậy hoặc hiệu quả hơn bất kỳ hành động nào của con người: cầu nguyện để giảm bớt gánh nặng, san phẳng con đường.
Tôi muốn kể cho các bạn nghe về kinh nghiệm cá nhân của tôi, điều này sẽ khiến bạn hiểu rằng cầu nguyện là cần thiết và cần nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng.
Kinh nghiệm của tôi với sức mạnh của lời cầu nguyện
Cách đây 3 năm tôi sinh con trai út. Mọi việc diễn ra tốt đẹp và ca sinh mổ thật tuyệt vời, vì lần đầu tiên trung tâm y tế cho chồng tôi vào.
Con trai tôi sinh non, ở tuần thứ 36, cháu còn thiếu 7 ngày nữa là đủ tháng, nên khi sinh ra phải nằm lồng nuôi nhiều ngày để không có những biến chứng khác. Trong tuần đó, tôi cũng phải nhập viện, tôi lên xe lăn vào bệnh viện để có thể cho con bú. Trong lúc đó tôi không cảm thấy đau vì vết mổ để lấy thai, không có thời gian để phàn nàn, hài nhi là thứ quan trọng nhất nên tôi phải mạnh mẽ. Đó là khoảnh khắc của chúng tôi.
Cuối tuần thứ 37, cả hai chúng tôi về nhà.
Tuy nhiên, được vài ngày sau khi xuất viện, tôi bắt đầu cảm thấy xấu đi. Tôi cảm thấy một nỗi buồn không bình thường. Nó không phải là hội chứng baby blues[1] nổi tiếng, nó là một cái gì đó trầm sâu hơn. Tôi thấy mình không thể chăm sóc con mình. Tôi bị trầm cảm sau sinh .
Tôi phó mình vào một bác sĩ giỏi, người đã cho tôi thấy tình trạng trầm trọng và đã khuyên tôi đi đến một phòng khám tốt cách nhà tôi khoảng 500 km, nơi đó tôi sẽ được điều trị và được hỗ trợ. Điều này liên quan đến việc tách tôi khỏi đứa con mới sinh của mình. Đó là một quyết định rất khó khăn. Tôi đã lưu lại nơi này 6 tuần, đó là thời gian đủ để thuốc phát huy tác dụng và giúp tôi lấy lại sức.
Khi đang nằm viện, tôi nhận được một cuộc điện thoại báo rằng con trai tôi cần phải nhập viện vì một dạng viêm tiểu phế quản, và như vậy hai mẹ con ở cách xa nhau hàng trăm km, đau khổ trong im lặng.
Khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi
Mỗi ngày các bác sĩ đều thông báo cho tôi về tình trạng sức khỏe của con tôi.
Một ngày nọ, có tin xấu đến với tôi. Đứa trẻ phải nhập viện để được chăm sóc đặc biệt vì bệnh ngày càng nặng.
Xa chồng con đã đủ thấy khó chịu rồi đằng này lại thêm việc đứa con nhỏ của mình phải nhập viện nữa. Tôi cảm thấy thế giới đang đổ sập trước mắt. Điều gì khiến tôi phải ở xa như vậy? Tôi đang ở đâu đây? Tôi phải làm gì bây giờ? Tôi đã điều trị nửa đường, và nếu trở về thì các triệu chứng của tôi có khả năng trở nên nặng hơn và tôi phải bắt đầu lại từ đầu.
Tất nhiên tôi đã nói chuyện với chồng tôi và các bác sĩ, cuối cùng chúng tôi quyết định rằng tốt nhất là nên ở lại phòng khám. Cuối cùng thì đứa bé cũng được bình an, có rất nhiều thành viên trong gia đình lo liệu mọi thứ.
Bổn phận của tôi là ở lại đây, ngay cả khi tôi phải trả giá. Trong phòng chăm sóc đặc biệt, không phải lúc nào cũng được phép vào thăm.
Trong hoàn cảnh như vậy ta có thể làm được gì? Duy chỉ một điều: cầu nguyện.
Tôi không biết phải giải thích thế nào với các bạn, nhưng vào những thời điểm tồi tệ nhất, tôi đã không bỏ qua nó. Đáng lẽ tôi đã phải lo lắng và tức tối, ấy vậy mà tôi vẫn thanh thản và bình tĩnh.
Sau này tôi biết rằng, trong khoảnh khắc đó, nhiều người đã cầu nguyện cho tôi. Họ đã làm cho tôi được an ủi bằng hàng nghìn cách – qua tràn chuỗi mân côi, cầu nguyện và thánh lễ….
Tay tôi đã chạm được sức mạnh của lời cầu nguyện. Tâm trí nói cho tôi biết rằng: “Tôi phải buồn vì những gì đang xảy ra cho tôi thật tồi tệ”, nhưng thay vì như vậy tôi đã có một sức mạnh để tiếp tục điều mà tôi có thể cam đoan với các bạn rằng đó không phải là của tôi.
Tâm hồn tôi đã bình yên. Đó là một cái gì đó siêu nhiên.
Kể từ ngày đó, tôi đã học được cách không chịu thua khi đứng trước một tình huống khó khăn. Bạn luôn có thể làm điều gì đó nhiều hơn nữa, thậm chí chỉ cần cầu nguyện. Nó thực sự hữu ích theo cả hai hướng: nó mang lại cho những người đau khổ sức mạnh để đối mặt với vấn đề của họ và nó giúp cho những người cầu nguyện biết tập trung vào những gì thực sự quan trọng, chẳng hạn như ở bên Chúa và tha nhân.
-------------------