Sự bao dung

Chủ nhật - 04/07/2021 08:59 200 0
 

Rộng lượng, bao dung có nghĩa là gì?
    
Một lần trong một trận bóng chày ở trường trung học, một trọng tài đã xử rất bất công với đội chúng tôi. Cả đội chúng tôi đều phẫn nộ và tất cả chúng tôi bắt đầu hét lên giận dữ với trọng tài, chửi rủa anh ta, gọi tên anh ta, lớn tiếng trút sự giận dữ của chúng tôi. Nhưng một đồng đội của chúng tôi đã không làm như vậy. Thay vì hét lên với trọng tài anh ta cố gắng cản chúng tôi. Anh ta liên tục nói với chúng tôi “bỏ qua đi- chúng ta vĩ đại hơn điều này!” vĩ đại hơn cái gì? Anh ta đã không đề cập đến sự thiếu chín chắn của trọng tài, nhưng đến chúng tôi. Và chúng tôi đã không “vĩ đại hơn điều đó” ít nhất trong lúc này. Dĩ nhiên tôi đã không. Tôi không thể nuốt nổi sự bất công này. Tôi đã không đủ vĩ đại.
 
Nhưng cái gì đó tồn tại trong tôi từ sự cố đó, sự thử thách để trở nên “vĩ đại” trong những việc làm nhỏ bé chúng ta. Tôi không luôn luôn thành công, nhưng tôi là người tốt hơn khi tôi làm, có sự rộng lượng, cũng giống như tôi rất nhỏ bé và hẹp hòi khi tôi không làm, không có tấm lòng rộng lượng.
 
Nhưng giống như đồng đội của chúng tôi đã thách thức chúng tôi những năm trước, chúng tôi vẫn cố gắng để trở nên “vĩ đại” hơn sự nhỏ nhen trong một chốt lát. Lời mời gọi nằm trong trọng tâm của lời dạy về tinh thần đạo đức của Chúa Giêsu trong bài Giảng Trên Núi, ở đó Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta phải có “một nhân đức sâu sắc hơn những người Kinh Sư và Pharisiêu.”Và điều đó nên được ẩn dấu hơn là đưa ra trước mắt mọi người bởi vì những Kinh sư và Pharisiêu là những người rất là đạo đức. Họ luôn luôn cố gắng trung thành với tất cả giới luật và là những người tin và thực hành một cách nghiêm ngặt đức công bình. Họ không có xử bất công như người trọng tài! Nhưng trong tất cả những điều tốt họ vẫn còn thiếu điều gì đó như Bài Giảng Trên Núi mời gọi chúng ta, một sự rộng lượng nhất định, có những trái tim và khối óc đủ lớn để có thể vượt trên sự nhỏ nhen để trở nên vĩ đại hơn trong một khoảnh khắc.
  
Để tôi đưa ra ví dụ có thể minh chứng: John Paul II là giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử lên tiếng chống lại án tử hình. Điều quan trọng ở đây là Đức Thánh Cha đã không nói rằng án tử hình là sai. Dựa vào Kinh Thánh chúng ta có quyến làm như vậy. Đức Thánh Cha John Paul II thừa nhận điều đó. Tuy nhiên, và đây là bài học, Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng, trong khi chúng ta có thể trong sự công bằng thực hành án tử, chúng ta cũng không nên làm vậy bởi vì Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hướng đến những điều đó cao cả hơn, rõ ràng hơn là tha thứ cho những người tội lỗi và không kết án họ. Đó là lòng bao dung, đó là thể hiện sự vĩ đại hơn những gì chúng ta giữ bên trong.   
Thánh Thomas Aquinas, trong quan niệm đạo đức, đã có một nhận định rằng một người không thường đồng ý trong những giáo điều của giáo hội hay là những hiểu biết thông thường. Thánh Thomas nói rằng một sự việc có thể là tội cho một người và không là tội cho người khác. Về bản chất, một sồ điều có thể là tội cho những người có tấm lòng rộng lượng, ngay cả nó không là tội cho những người nhỏ bé và hẹp hòi. Đây là một ví dụ: trong một nhận định, thánh Thomas đã viết rằng đó là một tội khi giữ lại một lời khen từ một người thực sự xứng đáng với điều đó bởi vì khi làm như vậy, chúng ta đang giữ lại từ người đó một số thực phẩm mà người đó cần để sống. Nhưng trong lời giảng dạy này, Thomas rõ ràng rằng đây chỉ là tội đối với một người có tấm lòng rộng lượng, bao dung và có một mức độ trưởng thành nhất định. Một người chưa trưởng thành, tự cho mình là trung tâm và một tấm lòng hẹp hòi thì không phải giữ cùng tiêu chuẩn đạo đức và tinh thần.
 
Làm sao điều này có thể, không là một tội, không phân biệt người nào? Không luôn luôn. Có hay không một số điều là một tội hay không là tội và mức độ nghiêm trọng của một tội phụ thuộc vào độ sâu và sự trưởng thành trong một mối liên hệ. Tưởng tượng điều này: một người đàn ông và vợ của anh ta có một mối liên hệ gắng kết sâu sắc, tế nhị, quan tâm, tôn trọng để cho những sự thể hiện tình cảm nhỏ nhất hay là sự từ chối quan tâm đến nhau. Ví dụ: khi họ chia tay nhau mỗi sáng, họ luôn trao nhau một cử chỉ âu yếm, như một nghi thức chia tay. Bây giờ, nếu một trong hai người không biểu hiện tình cảm đó vào một buổi sáng bình thường, khi không có lý do đặc biệt nào, đó sẽ không phải là vấn đề nhỏ nhặt, tình cờ. Một vấn đề lớn sẽ được nói ở đây. Ngược lại, hãy xem xét một cặp vợ chồng khác có mối quan hệ không gần gũi, ít quan tâm, ít tình cảm, ít tôn trọng và không có thói quen thể hiện tình cảm khi chia tay. Thì sự không thể hiện tình cảm như vậy sẽ không có nghĩa gì. Không nhẹ, không có ý định, không có hại, không có tội lỗi, chỉ thiếu sự quan tâm như bình thường. Vâng, một số điều có thể là tội cho một người và không phải cho một người khác.
  Chúng ta được mời gọi bởi Chúa Giêsu và những điều tốt lành trong chúng ta là hãy có một tấm lòng và khối óc lớn đủ để biết đó là một tội khi không nói một lời khen ngợi, biết rằng mặc dù theo Kinh Thánh chúng ta có thể kết án tử, chúng ta vẫn không làm, và biết rằng chúng ta là những người tốt hơn khi chúng ta vĩ đại hơn những điều nhỏ nhặt chúng ta đã kinh nghiêm trong cuộc đời chúng ta.   

 

Tác giả bài viết: Nt. Maria Nguyễn chuyển ngữ

 Tags: giáo lý

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây