Xã hội 

Tín ngưỡng truyền thống có thể lấp đầy lỗ hổng đạo đức

Tín ngưỡng truyền thống có thể lấp đầy lỗ hổng đạo đức

Các nhà phê bình chỉ trích ý tưởng đó là mưu đồ phân tán những vấn đề làm người dân tức giận

Benjamin Kang Lim and Ben Blanchard từ Bắc Kinh, Trung Quốc

Các nguồn tin cho biết, chủ tịch Tập Cận Bình tin rằng Trung Quốc đang mất định hướng đạo đức và ông muốn đảng Cộng sản cầm quyền cần rộng lượng hơn với các tín ngưỡng truyền thống với hy vọng điều này sẽ giúp lấp đầy lổ hổng do sự tăng trưởng chóng mặt và chạy đua làm giàu của cả nước.

Lớn lên trong tư tưởng Mao ở Trung Quốc, ông Tập thấy không ổn khi sự suy đồi đạo đức và ám ảnh tiền bạc đang diễn ra, ba nguồn tin độc lập thân cận với nhà lãnh đạo cho biết.

Ông hy vọng “văn hóa truyền thống” Trung Quốc hay các tín ngưỡng – Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo – sẽ giúp lấp đầy lỗ hổng đạo đức khiến tham nhũng tràn lan, các nguồn tin cho hay.

Những người hoài nghi xem đó là một động thái đáng nghi ngờ nhằm nỗ lực kiềm chế tình hình bất ổn xã hội ngày càng gia tăng và duy trì chế độ độc đảng.

Những năm đầu dưới chế độ Cộng sản, tỷ lệ tội phạm của Trung Quốc thấp và tham nhũng rất hiếm. Ngược lại, từ năm 2008 – 2012, khoảng 143,000 quan chức chính phủ – hay trung bình khoảng 78 quan chức trong một ngày – bị kết tội tham nhũng hay thiếu trách nhiệm, theo báo cáo của Tòa án Tối cao trước quốc hội hồi tháng Ba.

Ông Tập tăng cường chiến dịch chống tham nhũng khi ông trở thành lãnh đạo đảng và quân đội hồi tháng Mười một, nhưng các chuyên gia nói rằng chỉ những cải cách chính trị triệt để và quyết liệt mới tạo ra sự khác biệt.

Trong khi đó, hầu như không có ngày nào mà người ta không thấy trên Internet những gì mà nhiều người gọi là sự tê liệt đạo đức tại Trung Quốc – là hối lộ, đút lót, nạn bán thực phẩm giả tràn lan, những sự việc chấn động như trong tháng này một phụ nữ móc mắt cháu trai 6 tuổi vì những lý do vô cớ.

“Ông Tập hiểu rằng chống tham nhũng mới chỉ có thể chữa trị triệu chứng, và rằng cải cách hệ thống chính trị và tôn giáo là cần thiết để chữa trị bệnh tham nhũng,” một trong những nguồn tin nói với Reuters, yêu cầu giấu tên để tránh hậu quả việc thảo luận về những nhà chính trị hàng đầu.

Các cơ quan chính phủ sẽ điều chỉnh hài hòa các chính sách đối với Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo với hy vọng những tín ngưỡng này sẽ giúp xoa dịu những ai bất mãn vì không có khả năng mua nhà cửa, chi trả giáo dục và chữa bệnh, các nguồn tin cho biết.

“Sự ảnh hưởng của các tôn giáo sẽ mở rộng, mặc dầu tinh tế,” một nguồn tin giấu tên thứ hai cho biết.

“Văn hóa truyền thống sẽ không được phổ biến một cách toàn diện để tránh được các cuộc tấn công trực diện.”

Những người hoài nghi mô tả chiến thuật này là mưu đồ để chuyển hướng việc đổ lỗi ra ngoài trách nhiệm của đảng vì nhiều vấn đề làm người dân thường Trung Quốc tức giận, từ tham nhũng để chiếm đất đai.

“Phật tử thường chấp nhận số phận và quan niệm tình trạng khó khăn hiện tại là do các điều xấu họ làm trong kiếp trước”, ông Hu Jia, nhà hoạt động cho bệnh AIDS và là Phật tử liên tục bị quản thúc tại gia kể từ khi được thả vào năm 2011 sau khi đi tù 42 tháng vì tội lật đổ nói.

Tự do tôn giáo được tôn trọng trong hiến pháp nhưng đảng Cộng sản vô thần một cách chính thức không ngần ngại nghiền nát những ai thách thức sự cai trị của nó. Đảng vẫn luôn hoang tưởng và sẽ tiếp tục cảnh giác chống lại giáo phái và mê tín phong kiến, nguồn tin cho biết thêm.

Nguồn: Reuters

Related posts