Handel: Người đã hướng âm nhạc về quần chúng
The Hallelujah Chorus – một trong những nhạc phẩm nổi tiếng nhất thế giới. Và nó cũng là một trong những ca khúc được biểu diễn nhiều nhất! Người viết bài này là George Frideric Handle. Ông sống cách đây vào khoảng 300 năm. Vậy tại sao nhạc của Handle đến hôm nay vẫn thu hút chúng ta? Và chúng ta hãy nhận xét bằng cách nào mà ông trở nên được ái mộ như vậy trong cả khi sống cũng như khi chết!
George Frideric Handle sinh năm 1685 ở Đức. Ngay từ khi còn rất trẻ, George đã tỏ ra là một món quà tuyệt vời dành cho âm nhạc. Nhạc cụ đầu tiên mà ông học chơi là organ. Và chẳng mấy chốc Handle đã chơi organ với một kỹ năng tuyệt hảo. Và lúc đó, vài danh cầm organ đã được tìm thấy trong những giáo đường. Giáo viên âm nhạc của Handle là một thầy địa phương tên Friederich Wilhelm Zachow.
Khi ông 17 tuổi, ông là cầm thủ organ chính tại một trong những giáo đường nơi quê nhà, Halle. Tuy nhiên, sau một năm ông đã rời phương bắc tới một thành phố lớn thuộc Hamburg. Vào thời gian này, ông đã học những nhạc cụ khác, như vĩ cầm. Handle đã dùng những tài năng của mình để kiếm sống. Ông đã dạy nhạc tư cho những học sinh. Và ông đã tham gia với những nhạc sĩ khác trong một dàn nhạc! Họ đã cùng nhau chơi một số nhạc cụ khác. Nhưng khát vọng duy nhất của ông là được soạn nhạc – để viết – âm nhạc của riêng mình. Và thế là ông đã thực hiện! Vào tuổi 20, ông đã soạn một nhạc phẩm chủ yếu đầu tiên dành cho giọng hát và nhạc khí. Đó là một nhạc kịch – một câu chuyện được kể duy nhất bằng nhạc và xướng. Nó được gọi là “Almira”. Và đó là một thành công rực rỡ!
Một năm sau, Handel rời Hamburg. Ông tới nước Ý và dành 4 năm sau ở đó. Trong giai đoạn này, ông đã gặp nhiều người lừng danh từ thế giới âm nhạc. Họ đã giúp ông gây uy thế phong cách sáng tác cá nhân của Handel. Và chẳng bao lâu, Handel đã hoàn toàn nổi tiếng như họ mong muốn. Ông tiếp tục viết nhạc kịch. Ông cũng soạn nhiều nhạc phụng vụ nhà thờ.
Những năm ở Ý đã tạo cho ông ngày càng nổi tiếng khắp Âu châu. Và đến năm 1710, ông quay lại Đức. Ở đó, ông đã lãnh đạo một dàn nhạc. Nó thuộc về Hoàng tử George Augustus – một thành viên thuộc gia đình hoàng gia Đức! Ông đã soạn nhạc theo mệnh lệnh – âm nhạc mà hoàng tử và gia đình yêu cầu. Nhưng làm việc cho hoàng tử đã mang đến cho Handle có cơ hội du hành Anh quốc. Ở đây, ông đã trực tiếp điều khiển một buổi trình diễn một trong những nhạc kịch của ông – và công chúng đã yêu thích nhạc kịch này. Hai năm trôi qua, toàn đất nước này hình như tán dương Handle và nhạc của ông! Handle thậm chí còn soạn nhạc cho những thành viên thuộc gia đình hoàng gia Anh. Hoàng hậu đã ban cho ông 200 bảng mỗi năm. Handle coi như đang định cư tại quốc gia này. Và quết định này đã tạo dễ dàng hơn khi Hoàng tử George Augustus bãi bỏ Handle khỏi vị trí phục vụ của ông.
Tuy nhiên đó không phải là lần cuối Handle gặp George Augustus. Nữ hoàng Anh, Anne, đã băng hà mà không có con cái. Hoàng tử George Augustus là một trong số những hoàng thân quốc thích gần nhất. Và bà đã bổ nhiệm ông với tư cách là hoàng đế kế vị. Nên, năm 1714, George Augustus đã rời khỏi Đức, trở thành vua George đầu tiên của Đế quốc Anh và Ireland. Handle tiếp tục soạn nhạc cho gia đình hoàng gia. Và ông trở thành công dân Anh năm 1726.
Trong những năm đầu ở Anh, Handle tiếp tục soạn nhạc kịch. Tuy nhiên, những nhạc kịch ngày càng trở nên ít thịnh hành. Một số người đã không tán dương những câu chuyện nhạc kịch – họ không còn ấp ủ một nền luân lý gì cho lắm! Và các ca sĩ luôn hát bằng một thứ ngoại ngữ. Quần chúng muốn một loại hình âm nhạc mà họ có thể hiểu và thậm chí họ có thể tự hát! Thế nên, Handel đã bị tác động bởi những yêu cầu của họ. Ông bắt đầu đưa ra một thể loại âm nhạc trình diễn khác – oratorio.
Oratorio là một ca khúc lớn được trình diễn bởi những giọng đơn, cùng với sự phụ họa của một nhóm giọng và những nhạc cụ khác nhau. Người ta hát oratorio – không cần diễn tả hành động. Câu chuyện của một oratorio thường nói về những nhân vật tôn giáo. Nên điều này đã tạo cho nó được sự đồng tình đối với những người năng đi lễ. Đó là cách để họ được thưởng thức âm nhạc mang tính đại chúng mà họ không còn cảm giác rằng họ ngoảnh mặt đi với tôn giáo của mình. Ngoài ra, Handel đã viết những oratotio của ông bằng tiếng Anh, và điều này đã làm hài lòng quần chúng Anh. Họ có thể cảm thụ được nét thẩm mỹ của âm nhạc và hiểu được nó đang diễn tả cái gì!
Oratorio nổi tiếng nhất của Handel là “The Messiah”. Nội dung tập trung vào nhân vật Đức Giêsu Kitô. Nó kể lại về những tiên tri cổ đại được báo trước sự ra đời của Chúa Giêsu. Nó kể về cuộc đời của Chúa Giêsu và công cuộc của Người. Và câu chuyện đã kết thúc bằng cái chết và sự sống lại của Người để trở về cuộc đời mới. Handel chỉ mất có 3 tuần lễ để soạn nhạc cho tác phẩm này! Và bạn của ông, Charles Jennens đã viết phần lời. Jennens đã dùng những phần trong Kinh Thánh Kitô giáo để kể về câu chuyện. Và kết quả ra sao? Một tác phẩm lừng danh nhất chưa từng có! Và đến hôm nay nó vẫn còn được trình diễn trên khắp thế giới!
Handel đã trình diễn “The Messiah” trước nhất ở Ireland vào năm 1741. Và nó đã làm cho những người nghe nó phải ngạc nhiên. Một thính giả đã viết:
“Messiah trứ danh của Handel sẽ không bao giờ xoá nhoà trong ký ức của tôi. Tôi có thể nói rằng hầu như tâm hồn tôi đã bay bổng tới chốn thiên đàng bởi nó!”
Nhiều năm sau đó, Handel tiếp tục trình diễn “The Messiah”. Ông thường dành tiền những buổi trình diễn để uỷ lạo những người nghèo khổ. Và điều này đã làm cho dân chúng Anh quốc ái mộ ông nhiều hơn. Handel đã đem đến cho họ dòng âm nhạc mà họ có thể cảm thụ và thích thú. Thậm chí họ có thể tự trình diễn nó! Và ông cũng thể hiện rằng ông đã quan tâm đến những người xung quanh ông – không chỉ cho sự thành công âm nhạc của riêng mình.
Handel tạ thế vào ngày 16-4-1759. Ông đã được mai táng ở Tu viện Westminster. Đây là một niềm vinh dự! Nơi đây chỉ dành để mai táng các vì vua chúa và những công dân Anh quan trọng. 3000 người đã đến dự lễ tưởng niệm – thương tiếc trước sự ra đi của một vĩ nhân.
Tháng 4-2009 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 250 ngày mất của Handel. Và đã có nhiều sự kiện diễn ra trên khắp thế giới để kỷ niệm âm nhạc Handel. Người ta luôn nhớ về ông nhiều nhất qua bản Hợp xướng Allêluia (The Hallelujah Chorus.)
From George Frederic Handel’s “MESSIAH”
Nghe bài hát The Hallelujah Chorus
– Hallelujah! Hallelujah!
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
Hallelujah! Hallelujah!
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
For the Lord God Omnipotent reigneth.
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
For the Lord God Omnipotent reigneth.
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
For the Lord God Omnipotent reigneth.
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!
Hallelujah! Hallelujah!
The kingdom of this world is become
the Kingdom of our Lord and of His Christ, and of His Christ;
and He shall reign for ever and ever
and He shall reign for ever and ever
and He shall reign for ever and ever
and He shall reign for ever and ever
King of Kings,
for ever and ever. Hallelujah! Hallelujah!
and Lord of Lords,
for ever and ever. Hallelujah! Hallelujah!
King of Kings,
for ever and ever. Hallelujah! Hallelujah!
and Lord of Lords,
for ever and ever. Hallelujah! Hallelujah!
King of Kings,
for ever and ever. Hallelujah! Hallelujah!
and Lord of Lords,
for ever and ever. Hallelujah! Hallelujah!
King of Kings, and Lord of Lords,
and He shall reign for ever and ever
and He shall reign for ever and ever
King of Kings
For ever and ever. Hallelujah! Hallelujah!
and He shall reign for ever and ever,
for ever and ever,
King of Kings,
and Lord of Lords,
King of Kings,
and Lord of Lords,
and He shall reign for ever and ever,
King of Kings,
and Lord of Lords.
Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah! Hallelujah!