Tin Giáo hội 

Trung Quốc và Giáo hội: chuyện kể về hai phẩm trật

Các lãnh đạo mới đối mặt những thách thức giống nhau

George Yeo từ The Globalist

Trung Quốc và Giáo hội: chuyện kể về hai phẩm trật thumbnail

Hôm 14-3-2013, Trung Quốc và Giáo hội Công giáo đều thông báo tân lãnh đạo của mình với thế giới – Tập Cận Bình ở Bắc Kinh và Đức Thánh cha Phanxicô ở Vatican.

Trong một thời điểm khác, lễ nhậm chức của họ được miêu tả là lễ đăng quang. Nhưng không đúng trong hoàn cảnh hiện nay.

Mỗi người có trách nhiệm đối với khoảng 1/5 dân số thế giới. Trung Quốc và Giáo hội Công giáo giống nhau về nhiều mặt. Cả hai đều cổ hủ. Cả hai đều do các quan chức cấp cao lãnh đạo.

Trung Quốc và Giáo hội đều đưa ra những yêu cầu luân lý đối với ban lãnh đạo. Bên này nhìn thấy nơi bên kia một đối thủ cạnh tranh tự nhiên.

Ông Tập cũng như Đức Phanxicô đều không được toàn dân hay cộng đoàn bầu chọn. Tại Trung Quốc và Vatican, ý tưởng bầu chọn trực tiếp lãnh đạo cấp cao được xem là lố bịch.

Tuy nhiên, đối với cả hai chính thể này đều có cam kết theo chế độ tập trung dân chủ (một thuật ngữ được dùng trong học thuyết Lenin có thể bị người Công giáo phản đối trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế thì không).

Trung Quốc, mặc dù cai trị theo nguyên tắc tập quyền nhưng có nhiều sự khác biệt ở địa phương và khu vực. Trung Quốc thời hậu Mao chứng kiến dân chủ hóa đáng kể. Nhờ thành thị hóa và phương tiện truyền thông xã hội, quá trình dân chủ hóa này sẽ tiến xa hơn nữa.

Nhưng nhiều khía cạnh trong quản lý của Trung Quốc sẽ vẫn giữ được quyền lực tập trung nếu đất nước này không bị phân chia. Lý tưởng về một nhà nước Trung Quốc thống nhất nằm trong trong máu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thống nhất này xã hội Trung Quốc thường cứng đầu.

Tương tự, Giáo hội Công giáo vừa tập trung quyền vừa phân quyền. Về giáo lý và giáo luật (lấy từ luật La Mã), Vatican rất kiên định.

Các tín lý như sự kế nhiệm tông truyền không được đưa ra thảo luận. Mặt khác, Giáo hội chủ yếu được chuyển giao mang tính cục bộ cao.

Một linh mục dòng Tên tiên phong thành lập các cộng đoàn kiểu Mỹ ở Ấn Độ nói với tôi rằng cộng đồng chuyển đổi giới tính trong nước này đến xin ngài thành lập cộng đoàn cho họ, để họ khỏi bị rơi vào con đường mại dâm. Có nhiều trường hợp chân tình như thế.

Với cách mạng về truyền thông xã hội, cơ cấu phẩm trật của ban lãnh đạo ở Trung Quốc và Giáo hội Công giáo đang bị công kích.

Tham nhũng và lạm dụng tình dục được đưa tin rộng rãi, không chỉ vì phổ biến hơn – nhưng vì khó giấu giếm hay che đậy hơn.

Chủ tịch Tập và Đức Phanxicô đều nhận ra mức độ nghiêm trọng của thách thức này. Sau khi đảm nhận chức vụ, họ đã có những hành động tạo nên một phong thái mới theo những cách hết sức đặc trưng.

Chủ tịch Tập đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ trên toàn Trung Quốc khi phê phán gay gắt thái độ của người dân. Trong khi Đức Thánh cha Phanxicô rửa chân cho các tù nhân trẻ vào Thứ Năm Tuần Thánh, ngài nhắc tất cả người Công giáo nhớ lại tính khiêm nhường của Đức Kitô.

Ngài đã làm gương bằng cách gặp gỡ và cầu nguyện với người tị nạn đến từ Phi châu và người nghèo ở các khu nhà ổ chuột ở Rio.

Việc hai người này thành công hay không sẽ phụ thuộc vào việc họ có kiên trì theo đuổi đến cùng hay không, nhưng đã có một sử khởi đầu quan trọng.

Không có nhà lãnh đạo hoàn hảo. Trong bối cảnh ngày nay, thành thật và gần gũi với người dân là rất quan trọng.

Đối với Trung Quốc và Giáo hội Công giáo, đạo đức là một phần không thể tách rời nơi mọi lãnh đạo.

Thế giới cần hơn thế nữa. Xã hội không thể được tổ chức chỉ dựa trên pháp luật và thị trường tự do.

Nếu không có các giá trị đạo đức, xã hội sẽ bị tê liệt. Tuy nhiên, những giá trị luân lý thông thường trong thế giới chúng ta đang sống hôm nay là gì phải được bàn luận lại.

Ucanews

Đối với người Trung Quốc và người Công giáo, tu thân và tính thiêng liêng của gia đình là điều cơ bản.

Không may là Trung Quốc và Giáo hội Công giáo vẫn còn xa lánh nhau. Nếu hai bên hòa thuận, thì toàn thế giới sẽ có lợi. Và như thể là những bất đồng giữa hai bên không thể không hòa giải được.

Related posts