Lược sử Giáo xứ Châu Ổ
GIÁO XỨ CHÂU Ổ
II. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ:
Thời khai sinh giáo xứ Châu Ổ
Để đẩy mạnh công việc truyền giáo, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã lập các Trung Tâm Truyền Giáo trong giáo phận như Đông Mỹ ở Phú Yên, Mỹ Thọ và Phú Huề ở Bình Định, Châu Ổ ở Quảng Ngãi. Trước năm 1958 tại trung tâm truyền giáo Châu Ổ đã có một số ít người công giáo. Cha Phaolô Huỳnh Tấn Ngoan, cha sở Trung Tín, như người dọn đất và gieo hạt, đã nhiều lần đến đây rao giảng Tin Mừng. Cha Tôma Bùi Đức, cha sở Trung Tín kế nhiệm cha Ngoan, như người thợ gặt đến thu hoạch đồng lúa chín vàng. Đành rằng theo một ý nghĩa nào đó, cách gọi linh mục, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa, không cần phải thêm một thuộc tính nào theo sau. Tuy nhiên, ở đây xin được gọi cha Tôma Bùi Đức, một linh mục rất hiền hậu, vui tính và gần dân.
Năm 1958, Cha Tôma Bùi Đức được bổ nhiệm đến Trung Tín thay cha Ngoan, dân chúng trong vùng tình nguyện đến xin theo đạo. Ban đầu, nhóm mấy chục rồi đến cả trăm như ngày mùa bội thu. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, các nhà nguyện dần dần được hình thành: An Điềm (1958), Ngọc Trì (1958), Mỹ Long (1959), Tam Phước (1959), nhà thờ Bình Vân (1960), nhà nguyện Bình Liên (1961), Thanh Trà (1961), Thọ An (1961), Phước An (1961), Bình Thủy (24-09-1961), Giao Thủy (22-11-1961), An Khương (1962), An Hoà (1962), Long Hội (1962), Trà Long (1962), Thôn Tây (1962), Xóm Đình (1962), Thạch An (1962). Nhà thờ Bình Vân thuộc xã Bình Vân, huyện Bình Sơn, ngày nay là thị trấn Châu Ổ, được chọn làm trung tâm sinh hoạt phụng vụ của Trung Tâm Truyền Giáo. Nhà thờ nầy là thành quả của sự cọng tác giữa cha hạt trưởng Phaolô Huỳnh Tấn Ngoan, cha sở Trung Tín Tôma Bùi Đức và các vị ân nhân. Nhà thờ được hoàn thành sau 26 ngày thi công.
Tháng 05 năm 1961 cha Giacôbê Nguyễn Thành Tri được bổ nhiệm làm cha phó Trung Tín, ở tại Châu Ổ, phụ trách Trung Tâm Truyền Giáo Châu Ổ. Tính đến ngày 13-08-1961, ngày cha Tri làm phép rửa tội lần đầu tại Châu Ổ, số tân tòng khoảng 1.850 người.
Ngày 20/8/1961 Đức cha Chi kinh lý Châu Ổ và ban bí tích Thêm sức cho 821 người.
– Từ 25 tháng 3 năm 1963 đến năm 1975 [1]
Đầu năm 1963, Cha Tri tình nguyện đi Hoàng Phước ( Quảng Nam ) thay thế cha Giuse Nguyễn Hữu Ngợi bị tử nạn ngày 19/12/1962. Ngày 25/03/1963, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi trao Trung Tâm Truyền giáo Châu Ổ cho Dòng Chúa Cứu Thế gồm:
– Phần đất tách ra từ các giáo xứ Tân Lộc và giáo xứ Cù Và gồm ba xã: Trà Khương, Trà An, Trà Hoà của huyện Trà Bồng .
– Phần đất tách ra từ giáo xứ Trung Tín gồm 10 xã của huyện Bình Sơn: Bình Vân, Bình Sa, Bình Thuỷ, Bình Phương, Bình Liên, Bình Thượng, Bình Phiên, Bình Tuy, Bình Tuyến, Bình Khánh .
Trong buổi lễ bàn giao, Dòng Chúa Cứu Thế có 03 cha: Cha Qui (Paquette) làm trưởng đoàn, cha Đôminicô Đỗ Văn Thừa, cha Phêrô Nguyễn Hoàng Diệp và 03 thầy. Ngày 25/03/1963 cũng chính là thời điểm giáo xứ Châu Ổ được thành lập. Lúc bấy giờ, theo thống kê lịch Công Giáo địa phận Qui Nhơn và Đà Nẵng, Trung Tâm Truyền Giáo do cha Tri phụ trách có 25 giáo điểm, 3.374 cựu giáo hữu, 425 tân tòng, 2.050 dự tòng.
Theo thống kê lịch Công Giáo địa phận Qui Nhơn và Đà Nẵng năm 1964, Trung Tâm Truyền Giáo Châu Ổ được xếp vào hàng các địa sở do các cha : Paquette Quí, Đôminicô Thừa, Phêrô Diệp phụ trách với 26 giáo họ, 3.996 cựu giáo hữu, 196 tân tòng và 2.300 dự tòng.
Tháng 03 năm 1965, Đức Giám mục giáo phận đã trao cho Dòng Chúa Cứu Thế 2 xã Bình Vĩnh, Bình Yến của đảo Lý Sơn thuộc huyện Bình Sơn.[2]
Do tình hình an ninh, đầu tháng 7/1965, cha sở Trung tín, Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh đưa giáo dân Trung Tín vào tạm cư tại giáo xứ Phú Hòa, sau đó di cư vào Nam. Tháng 9/1968, Đức Giám mục trao cho Dòng Chúa Cứu Thế xã Bình Lãnh , một xã có những giáo họ lâu đời của giáo xứ Trung Tín (tuy giáo dân đã bỏ đi hầu hết): Trung Tín, Trung Thành, Trung Chánh và Trung Hậu. Đa số giáo dân giáo xứ Trung Tín di cư vào Nam, ngày nay định cư tại giáo xứ Trung Ngãi, giáo hạt Xuân Lộc, giáo phận Xuân Lộc. Nhà thờ Trung Ngãi thuộc xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Ngày 14-04-1969 Đức Giám mục đã trao thêm cho Dòng Chúa Cứu Thế 11 xã còn lại của huyện Bình Sơn. Những xã mới được trao thêm cho giáo xứ Chau Ổ có các nhà nguyện: Phước Thiện (1960), Vạn Tường (1960), An Thới (1960), Thanh Thuỷ (1961), nhà thờ Phước Hoà (1961), An Lộc (1961), Lệ Thuỷ (1961), Lộc Tự (1962), Đồng Tre (1962), An Thạnh (1962), Long Bình (1963).
Ngoài ra, từ năm 1963 đến năm 1969 các thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế cũng lập thêm nhà nguyện Tây Phước (1964), nhà thờ Giao Thuỷ (1964), nhà thờ Bình Liên (1964), nhà nguyện và nhà trường An Điềm (1964), nhà thờ Mỹ Tây (1965), nhà thờ An Hoà (Trà Bồng) (1964), nhà thờ Trà Hoà (1963), nhà thờ Thôn Tây (1963), nhà thờ Thôn Đông (1965), nhà thờ Lý Sơn (1966), nhà nguyện Long Hội (1967) . Nhà nguyện Kim Sa (1969), nhà thờ Phước Thiện (1968), nhà thờ Bình Sa (1970), nhà thờ Châu ổ được hoàn thành (1972) thay thế nhà thờ Bình vân đã bị mìn làm đổ nát trước năm 1969. Song song việc phát triển cơ sở vật chất, thống kê sau đây cho thấy số nhân sự:
NĂM | 1963 | 1966 | 1969 | 1972 | 1975 |
SỐ GIÁO DÂN | 3.374 | 4.891 | 5.110 | 7.037 | 4.230 |
SỐ THỪA SAI | 06 | 04 | 12 | 12 | 08 |
Các nhà thờ, nhà nguyện chính quyền mượn sử dụng chưa trả: nhà thờ Mỹ Tây, nhà thờ Giao Thuỷ, nhà thờ Thôn Đông (Trà Bồng), nhà nguyện An Điềm, nhà nguyện Lệ Thuỷ.
Các nhà thờ, nhà nguyện khác đã bị sụp đổ trong chiến tranh.
III- CÁC CHA SỞ (từ 1963 đến nay):
Từ khi các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đảm nhiệm mục vụ giáo xứ, Bề trên cộng đoàn là cha sở, hoặc ngài cũng có thể trao cho một anh em linh mục trong cộng đoàn nhận công việc nầy. Đây là tên các vị phụ trách:
Các cha sở:
– Cha Denis Paquette (1963 – 1965)
– Cha Đominicô Đỗ Văn Thừa (1965 – 1970)
– Cha Giuse Châu Xuân Báu (1970 – 1972)
– Cha Phaolô Nguyễn Thọ (1972 – 1979)
– Cha Gioan B. Nguyễn Thế Thiệp (1979 – 1996)
– Cha Giuse Phạm Minh Hảo (1996 – 1998)
Năm 1996, cha Thiệp đi học ở Pháp. Cha Giuse Phạm Minh Hảo thụ phong linh mục ngày 18/9/1996 và được giao đảm nhận công tác mục vụ của giáo xứ cho đến khi cha Thiệp trở về.
– Cha Phaolô Nguyễn Thọ (1999 – 2005)
– Cha Micae Trương Văn Hành (2005 – 2011)
– Cha Phaolô Nguyễn Văn Châu (2011 – ….)
Ngoài nhà thờ Châu Ổ, hiện nay hai nhà thờ có các cha phụ trách ở tại chỗ:
– Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thế Thiệp phụ trách nhà thờ Bình Thạnh.
– Cha Giuse Phạm Minh Hảo phụ trách nhà thờ Bình Hải.
IV. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ NĂM 2013
STT | GIÁO HỌ | ĐỊA CHỈ | NHÀ THỜ, N.NGUYỆN | TÌNH HÌNH GIÁO DÂN | Bổn Mạng | ||
XÂY DỰNG |
HIỆN TRẠNG | GIA ĐÌNH | GIÁO DÂN | ||||
1 | Châu Ổ | tt. Châu Ổ, Bình Sơn |
1972 | 90% | 83 | 216 | Đức Mẹ Hồn Xác lên trời |
2 | Trà Xuân | xã Trà Xuân, Trà Bồng |
1965 | 43 | 108 | Antôn Pađôva | |
3 | Trà Bình | xã Trà Bình, Trà Bồng |
14 | 41 | Antôn Pađôva | ||
4 | Bình Thạnh | xã Bình Thạnh, Bình Sơn |
tạm | 130 | 480 | Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp |
|
5 | Bình Hải | xã Bình Hải, Bình Sơn |
tạm | 320 | 1.201 | Đức Maria Trinh Nữ Vương |
|
6 | Bình Hiệp | xã Bình Hiệp, Bình Sơn | 37 | 111 | Thánh Giuse thợ | ||
7 | Trung Tín BP. | xã Bình Phước, Bình Sơn | 55 | 277 | Đức Mẹ Camêlô | ||
8 | Trung Tín BH. | xã Bình Hoà, Bình Sơn |
36 | 148 | Đức Mẹ Camêlô | ||
9 | Trung Chánh | xã Bình Phước, Bình Sơn | 26 | 89 | Đức Mẹ Hồn Xác lên trời |
||
10 | Trung Thành | xã Bình Phước, Bình Sơn | 35 | 123 | Thánh Tâm Chúa Giêsu |
||
11 | Trung Hậu | xã Bình Phước, Bình Sơn | 34 | 85 | Sinh nhật Đức Mẹ | ||
12 | Long Giang | xã Bình Long, Bình Sơn | 90% | 28 | 104 | Đức Mẹ Mân Côi | |
13 | Bình Mỹ | xã Bình Mỹ, Bình Sơn |
26 | 66 | Các Thánh Tử Đạo Việt Nam |
||
14 | Bình Chương | xã Bình Chương, Bình Sơn | 45 | 123 | Các Thánh Tử Đạo Việt Nam |
||
15 | Bình Minh | xã Bình Minh, Bình Sơn | 11 | 43 | Các Thánh Tử Đạo Việt Nam |
||
16 | Bình Khương | xã Bình Khương, Bình Sơn | 13 | 33 | Các Thánh Tử Đạo Việt Nam |
- Các họ đạo có một số người có khả năng truyền đạt giáo lý.
- Kinh Thánh được sử dụng trong kinh nguyện và được sống trong chi tiết cuộc đời.
- Anh chị em giáo dân ý thức và sống đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình trong Giáo Hội.
- Các thanh thiếu niên thăng tiến trong việc học.