Văn hóa & Đức tin 

Văn hóa Việt Nam – IX

PHẦN II

VĂN HOÁ VIỆT NAM

THỜI TIỀN SỬ  VÀ SƠ SỬ

4.      Hình Thể và sinh lý người VN hôm nay

5.      Văn hoá thời đồ đá

6.      Văn hoá thời đồ đồng

7.      Văn hoá thời Vua Hùng, Bà Trưng

4.

ĐẶC ĐIỂM

VỀ HÌNH THỂ và SINH LÝ

NGƯỜI VIỆT NAM hôm nay

Xem mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Trước khi tìm hiểu về những nền Văn Hoá trên đất nước này, chúng ta nhìn nhận chủ thể chính yếu của những giai tầng văn hoá mình tìm hiểu, đó là những người Việt Nam, nói chung.

Nhờ nhân chủng học, chúng ta nhận định thêm một số nét cơ bản của Người Việt Nam.

[ 18 ]     Chiều cao và trọng lượng

tiensuChiều cao và sức nặng con người có thể biến đổi nhiều theo những điều kiện sống như chế độ dinh dưỡng, hoạt động, tình trạng kinh tế, bầu khí an ninh và thân thương trong gia đình, ngoài xã hội.

Tuy thế, một phần nền tảng vẫn theo Chủng tộc.

Chúng ta tạm lấy thành quả nghiên cứu có lẽ khách quan, vì của mấy bác sĩ người nước ngoài và nghiên cứu vào thời “thanh bình tiền chiến”:

Les caractéristiques anthropobiologiques des Indochinois

Những đặc điểm sinh lý nhân chủng của người Đông Dương” do giáo sư P. Huard và bác sĩ y khoa Bigot của viện cơ thể học Đại học Y khoa Hà Nội trình bày trong hội nghị y học nhiệt đới tại Hà Nội năm 1938-1962, mà Giáo sư Nghiêm Thẩm truyền đạt cho các sinh viên Đại học Sài-gòn và Đà-lạt vào đầu thập kỷ ’70.

1. Chiều cao

Mấy nhà nhân chủng học xếp ba loại người Việt Nam hồi đó vào tầm vóc nhỏ, trung bình và lớn

*           Nhỏ      cao      1,50 m  tới        1,59 m  1.103 người

*           Trung bình         1,60      tới        1,69 m  2.069

*           Lớn                  1,70                  tới        1,79      147

Tính tỷ lệ bách phân là 32,2%     62,3%               4,4%

            2.         Trọng lượng

Cũng trong thời gian tiền chiến, người ta tính trọng lượng của người trung niên Việt Nam.

Trong số 464 người Trung Việt, chỉ có 45 người, tức 09,6% nặng trên 60kg.

Các công chức ở Bắc Việt, 90% không nặng quá 55kg.

Tại Nam Việt, 42,2% nặng từ 50 đến 60kg.

Bác sĩ Huard và Bigot cũng cho cân các trẻ sơ sinh Việt Nam và nhận thấy:

13.723 trẻ sơ sinh ở Bắc VN có số cân là  2,900

2.657    …………Trung   ……………        2,760

21.551  ………  Nam     ……………        3,020

[ 19 ]     Một số đặc điểm trên thân thể

Không thể nói đặc điểm tỉ mỉ chung hoặc từng dân tộc sống trên đất nước này, chúng ta chỉ ghi lại nhận xét của một số nhà bác học về người Việt Nam (dân tộc Kinh)

            1. Ngón tay, ngón chân

Một số Người Việt Nam có ngón tay thứ sáu trong một bàn tay, tỉ lệ nhiều hơn ở các dân tộc da trắng. Ngón tay thừa đa số thuộc trường hợp di truyền.

Một số người có hai ngón chân cái nghiêng về nhau, mà có người coi như đặc điểm người Giao-Chỉ; người Mã-Lai-Á, người Vedda bên Ấn Độ cũng có những ngón “giao chỉ” như thế, nhân chủng học gọi đó là “hallus varus”.

            2. Đầu và Sọ

Như chúng ta đã biết: Sọ mang một chỉ dẫn không thể thay thế được trong khảo cổ tiền sử về chủng tộc. Chúng ta vẫn ghi ngay số đo của P. Huard và Bigot:

*           Dung lượng của 200 sọ được nghiên cứu

Trung bình là 1.341 cm3 48

Sọ lớn nhất được 1.640 cm3;  nhỏ nhất là 1.043 cm3

*           Chỉ số sọ

Đo 457 người Bắc Việt, chỉ số sọ trung bình là 81,24

Ít nhất là 73,40; nhiều nhất là 95,95

Bình Nguyên Lộc gom lại cho chúng ta mấy số đo của các nhà bác học khác như:

Breton đo người Hà Nội:                         81,60

……………                    Bắc Việt                                    84,22

Madrolle                                    Châu thổ Bắc Việt          82,03

Deniker                                     Bắc Việt (chung)            82,70

Holbé                            …………………             83,17

Bonifacy                        …………………             83,20

Trung bình, người Bắc Việt có sọ                        82, 49

Holbé đo người Việt Quảng Trị                            79,36

………………………Huế                         80,91

Madroll ……………        Nghệ An                        84,62

Bernarrc …………… Trung Việt               83,80

Trung bình số sọ người Trung                 82,14

Breton đo người Nam (Saigon)                82,12

Madrolle ………………………………        78,98

Mondrière ………………………….           83,33

P. Neis ……………………………….        81,50

Deniker ……………………………..          82,80

Holbé ………………………………..          84,40

Trung bình sọ người Nam VN.                 81,76

Tổng trung bình số sọ người VN          82,13

Tổng trung bình số sọ người Thái, Thổ, Lào, Lôlô là 82,25

Tổng trung bình số sọ người Mã Lai ở Malayá, Philippines, Nam Dương quần đảo là                               82,19

Chỉ số sọ người Camphuchea là             83,28

………………Hẹ, người Thục             79,98

………… Trung Hoa ở Hoa Bắc, Mông cổ là         78,27

………. Mường ở Bắc và Trung Việt là    79,98 [1]

            3. Da

Mầu da do chất pigment nằm ở tầng sâu nhất của da.

3.1.       Lớp da

Người Việt Nam da vàng, mà là thứ vàng lạt (jaune pâle), cũng có người gọi đó là vàng nhờn. Số người giãi dầu nhiều, mầu da sang sẫm, phụ nữ vàng lạt hơn nữa, gần như trắng.

3.2.       Vết chàm

Vết chàm (bớt) ở phía sau mông trẻ sơ sinh.

Những thế kỷ trước, các nhà quan sát thấy đa số dân miền Đông Nam Thái Bình Dương sinh ra có vết chàm xanh đậm này, nên gọi là tâche mongolique.

94,4% ấu nhi nam và 95,1% ấu nhi nữ người Việt Nam có vết chàm này ở mông. Từ năm tuổi thứ hai, vết này lạt dần. Coi như hết khi bé lên năm tuổi.

3.3.       Mùi và mồ hôi

Mùi của mỗi người có là do các hạch mồ hôi ở dưới nách có các chất corporates-alcalins và acides gras volatile.

Người Phi châu và Âu châu thường có những mùi rất mạnh.

Người da vàng mùi nhẹ hơn nhiều.

Chúng ta có hai loại mồ hôi: Mồ hôi muối và mồ hôi dầu.

Khi mang y phục đen mà có mồ hôi nhiều, mồ hôi muối để lại vết trắng và mùi chua. Mồ hôi dầu để lại vết loang bóng như mỡ với múi tương đối khét và gây.

4. Tóc, râu và lông

Chủng Mã Lai có tóc gợn sóng, khi lai chủng Hoa, người Việt Nam đa số mang tóc thẳng và bóng. Sợi tóc của người Việt Nam mập và cứng, nếu sánh với tóc người Âu Mỹ. Tóc chúng ta mập từ 100-120 “muy”, trong khi tóc người Âu chỉ đạt 80 muy. Đối lại, 1cm2 da đầu người Âu có thể có 180 sợi tóc, mà người Việt Nam chỉ có 160. Nhưng người Việt và người Trung Hoa rất ít bị “hói”, Tây thì hói nhiều lắm.

Nam giới Việt Nam có ria từ 20 tuổi và râu cằm từ 22 tuổi. Râu ria người Việt đều thưa, nhưng tiết diện lớn từ 150 tới 155 muy.

Lông mọc trước. Con trai chừng 15 tuổi và con gái chừng 16 tuổi bắt đầu có lông ở nách và bộ phận sinh dục. Nói chung, người Việt Nam ít lông; có nhiều người nữ gần như không lông.

 5. Ngũ quan

 5.1.       MẮT

Hẳn là mắt có thật nhiều hình dạng và màu sắc. Tuy thế, các nhà bác học thường xếp mắt người Việt Nam vào loại mắt mông cổ (oeil mongolique), gồm ba kiểu:

5.1.1.    Mắt mông cổ nguyên bản: Ít người có kiểu mắt này: xếch, mi trên có một lớp mỡ làm mọng mắt, có khi chảy dài xuống che một phần lông mi.

5.1.2.    Kiểu mắt thứ hai cũng ở nơi một số ít người: Giống mắt người Âu châu, không có chút gì của hai nét Mông-cổ trên.

5.1.3.    Tuyệt đại đa số có kiểu mắt ở giữa hai kiểu trên: Mi mắt vừa xinh, không mỏng đét hoặc dầy cộm, tròng đen pha nâu đậm, ánh lên vẻ thông minh lanh lợi.

5.2.       MŨI

Nhiều dân ở Nam Á-châu có dáng mũi tẹt = platirhinien

Người Âu châu và Ấn-Âu có mũi cao và hẹp: leptorhinien

Người Việt Nam thuộc loại mũi đẹp, trung: mesorhinien

5.3.       TAI

Tai nhiều người quá dài và to, sánh với khuôn mặt, vì thế gọi tai lừa. Trái lại, người tai chuột có cặp tai vừa nhỏ, vừa cuộn. Trong khi đó, tai người Việt Nam được coi là đều đặn và xinh, nhưng tương đối nhỏ bé.

6. Máu

6.1.       Một giọt máu đào

            Hơn ao nước lã

Người ta tin rằng con người thừa hưởng “khí huyết” của cha ông (không nói của Mẹ) nên có những truyền thống trong nhân gian như:

  • Khi nghi ngờ ấu nhi con của “bố” nào, người ta trích một hai giọt máu của ấu nhi cho hoà với vài giọt của từng “ông bố”. Nếu khi kết tinh thành một, thì hiểu là “bố con nó đó”. Nếu thành hai, thì không.
  • Hốt cốt một người cho là cha hoặc ông nội rồi, người đích tử tôn sẽ nhểu một giọt máu của tay mình trên xương. Nếu thấm máu vào xương, biến màu xương và máu đọng lại trên xương… thì đúng; nếu máu chảy luôn xuống đất… thì không phải người thân.

6.2. Nhóm máu

Thường trong đất nước nào cũng có người thuộc một trong ba bốn nhóm máu, nhưng đại đa số thuộc nhóm nào.

Người ta khó lượng giá về tỷ lệ nhóm máu O, nên thường lưu ý về nhóm máu A và AB cùng với Rhesus.

Ở Nam Trung Hoa và Việt Nam có đặc điểm của dòng máu mongoloide asiatique, trong dòng máu này, nhiều người thuộc nhóm máu B, ít người thuộc A, và không có người AB, rất ít khi có người Rhesus –, hầu hết là Rh +

Người Nam Trung Hoa, Việt Nam, Lào và Malasya cũng không có hémoglobine E (hbE) trong máu. Còn dân Khmer, cứ 3 người thì ít là 1 người có. Giáo sư Lucien Brumpt coi yếu tố HbE như đặc điểm dòng máu Austro asiatique primitive hoặc “Mã-lai đợt I” thiên cư đến vùng Nam Á này… Dòng máu này có cả trong người Thượng, người Mianmar, Thailand, Chăm và Java. Có nhà bác học cho rằng chính nhờ yếu tố HbE này mà họ chịu nổi muỗi mang bệnh sốt rét rừng cho chúng ta.

6.3.       Kinh kỳ

Tuổi bắt đầu có “kinh” của người con gái Việt Nam trung bình là 14 tuổi + 10 tháng. Thời gian kéo dài 3-5 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt của 60% phụ nữ Việt Nam là 28-30 ngày.

60% phụ nữ được phỏng vấn tắt kinh vào tuổi 43-45; như vậy, trung bình 44 tuổi 10 tháng.

7. Ruột

Ruột non hoặc tiểu tràng của đàn ông Việt Nam dài 7,62m.

Ruột non hoặc tiểu tràng của đàn bà Việt Nam dài 6,48m.

Ruột già, hoặc đại tràng của người VN trung bình 1,42m.

Lester và Millo thấy tiểu tràng của người da trắng ngắn hơn của người da vàng; Loth cũng công nhận đại tràng người da màu dài hơn của người da trắng.

8. Răng

Răng thường từ từ biến đổi theo nhu cầu nghiền thực phẩm, mà thực phẩm thường biến đổi theo trình độ văn hoá. Do đó, răng theo toạ độ văn hoá, nếu nền văn hoá này biến đổi chậm và giữ nhiều tính truyền thống.

Nói chung, về răng, người VN không có nhiều biệt điểm.

Thường răng sữa mọc từ 8 tháng tuổi tới 30 tháng. Răng vĩnh viễn mọc từ 9 đến 12 tuổi.

Điểm đặc biệt làm kinh ngạc một số người là răng của một số người ở Bắc Việt Nam: Răng cửa và răng nanh có hình cái xẻng [2]. Răng tiền hàm tròn và thấp, có những trường hợp răng này chia hai ba chấu như răng hàm dưới.

Đó là mấy đặc điểm của răng người tiền sử, của loại hầu nhân. [3]

Mấy đặc điểm trên còn đó có thể là dấu chỉ cha ông họ tương đối thuần chủng và bảo thủ hơn những bộ tộc khác. Dầu sao, họ vẫn là đồng bào chúng ta, cùng chủng và cùng dân tộc.


[1]     Bình Nguyên Lộc. sđd. 445-45

[2]     Riche bảo “dent en pelle”

[3]     singes anthropoides

Lm. Nguyễn Thế Thoại

Related posts