Gia đình là một tiểu Hội thánh
Chắc chắn rằng có nhiều giá trị được biểu lộ trong Kinh Thánh. Nhưng, có lẽ chúng không phải là những giá trị mà chúng ta mong đợi một cách tự nhiên.
Trong thực tế chúng ta có thể ngạc nhiên khi chúng ta thấy hầu hết những mô tả Kinh Thánh về những mối quan hệ gia đình thì khắc khe, thẳng thừng và đòi hỏi như thế nào. Chúng ta có chiều hướng khá tình cảm hơn khi nói đến các gia đình (đặc biệt thời gian này trong năm), và không có gì sai trái đối với những cảm giác gia đình ấm áp. Nhưng, thái độ Kinh Thánh hướng về gia đình thì không phải là cảm tính; nó là thần học và sứ mạng trọng tâm.
Ví dụ đầu tiên của viễn cảnh Kinh Thánh đáng chú ý này là một đoạn của sách Samuel quyển Thứ Nhất. Chúng ta nghe về Anna, một người phụ nữ Do Thái sùng đạo, nhưng mang một nỗi buồn sâu kín và tình trạng ngượng ngùng là bà không có thể có con. Mỗi năm bà lên đền thờ ở Silô để cầu xin ơn có con. Một lần kia, bà đang cầu nguyện say sưa và nhiều nước mắt đến nỗi thầy cả Êli tưởng bà đang say rượu và làm những cử chỉ lạ lùng. Bày tỏ tâm tình mục tử ít nghiêm khắc hơn, ông nói “bà còn say đến bao giờ? Hãy lo dã rượu đi.” (1Sm 1, 14). Bạn có thể hình dung một viễn tượng đau khổ hơn nhiều về bà Anna không? Nhưng ở trong hoàn cảnh của mình bà quả quyết rằng : “Không, thưa ngài, tôi chỉ là một người đàn bà tâm hồn đau khổ. Tôi đã không uống rượu và đồ uống có men, tôi chỉ thổ lộ tâm can trước nhan Đức Chúa” (1Sm 1, 15). Rồi bà kể cho Thầy cả Êli một cách chính xác bà đã khẩn nài Đức Chúa như thế nào : “ Lạy Đức Chúa các đạo binh, nếu Ngài nhìn đoái nhìn đến nỗi khổ cực của nữ tỳ Ngài đây, … nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài đây một mụn con trai, thì con sẽ dâng nó cho Đức Chúa mọi ngày đời nó” (1Sm 1, 11). Nazir là một dạng thầy tu Do Thái cổ, một người hoàn toàn dành riêng cho Chúa.
Rồi chúng ta nghe rằng Đức Chúa đã nhậm lời cầu xin của bà Anna và lúc đó bà thụ thai và sinh một con trai, mà bà đặt tên là Samuel, nghĩa là “tôi đã cầu xin Đức Chúa được nó” (1Sm 1,20). Khi đứa con trai thôi bú, mẹ nó đã thực hiện lời hứa và mang nó tới đền thờ. Bà dẫn Samuel đến thầy cả Êli và nói ông nuôi dưỡng đứa trẻ trong đền thờ thành người của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có thể bắt đầu tưởng tượng rằng nỗi thống khổ của Anna đã phải rơi vào khi bà dâng cho Thiên Chúa đứa con trai mà bà đã cầu xin với tâm hồn mãnh liệt. Tất nhiên, khi đó Samuel lớn lên thành một người trong những ngôn sứ uy thế và quan trọng nhất của Israel, một người đã xức dầu cho cả Saun và Đavít, và do đó đã đặt lịch sử cứu độ vào trong một chiều hướng kiên định mới .
Hãy để câu chuyện ấy lại trong trí, chúng ta chuyển sang một đoạn văn nổi tiếng là bài Tin Mừng năm C về Lễ Thánh Gia Thất. Sau khi hành hương Giêrusalem, Đức Maria và thánh Giuse cùng với nhóm gia đình và bạn bè trở về Nazaret. Họ cứ tưởng là trẻ Giêsu ở đâu đó giữa những người bà con trong đoàn người hành hương này. Thay vì vậy, trẻ Giêsu ở lại đền thờ Thiên Chúa trò chuyện với các trưởng lão và thông luật. Hốt hoảng, Mẹ Maria và thánh Giuse mất ba ngày tìm kiếm ngài. Bất cứ cha mẹ nào đã từng tìm kiếm con cái bị lạc đều biết nỗi khổ tâm họ phải chịu. Bạn có thể hình dung điều mà giống như người ta cố đi ngủ, thử kéo dài những cảnh tệ nhất trong tâm trí họ? Cuối cùng khi các ngài tìm thấy trẻ Giêsu, với nỗi đau khổ có thể hiểu được, các ngài trách trẻ Giêsu : “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”(Lc 2,48). Nhưng Chúa Giêsu trả lời với kiểu hàm ý khó hiểu : “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”(Lc 2,49).
Cả hai câu chuyện truyền đạt một sự thật rằng nó rõ ràng đi ngược lại với cảm tính của chúng ta, có nghĩa là ngay cả những cảm xúc và tình cảm gia đình mạnh mẽ nhất cuối cùng phải nhường đường cho sứ mạng. Mặc dù họ rơi vào một sức kéo về hướng ngược lại, cả Anna và Mẹ Maria đều để con họ đi, cho phép chúng tìm thấy ơn gọi của mình ở đền thờ, phải nói rằng ở trong chỗ của Thiên Chúa. Tình cảm chính đáng được thay cho cảm tính chính xác khi nó thay cho tiếng gọi của Thiên Chúa. Cả hai câu chuyện dựa vào bài đọc Kinh Thánh đều vạch ra gia đình trên tất cả là diễn đàn mà cả cha mẹ và con cái có thể nhận thức rõ sứ mạng của mình. Tất nhiên thật hoàn hảo nếu những mối quan hệ sâu sắc và những cảm xúc phong phú được vun trồng trong gia đình, nhưng những mối quan hệ và tình cảm nồng nàn đó phải nhường chỗ cho điều gì đó là trọng tâm cơ bản hơn, lâu dài hơn và thiêng liêng hơn.
Những giá trị ưu tiên Kinh Thánh này giúp chúng ta thấy rằng trong thực tế những gì điển hình không phù hợp với gia đình. Khi điều gì đó khác hơn sứ mạng chiếm ưu thế như huy chương điền kinh của một chàng trai, thành tích đại học của một cô gái, cảm giác tín nhiệm bố mẹ của một đứa con, v.v.. thì những mối quan hệ gia đình chắc chắn trở nên miễn cưỡng. Điều nghịch lý là đây : hoàn toàn đúng trong phạm vi mọi người trong gia đình tập trung vào lời kêu gọi của Chúa dành cho một người trong gia đình thì gia đình trở nên yêu thương và an bình hơn. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã kết luận một cách đáng ngưỡng mộ rằng những gì tôi đang rán sức theo đuổi khi ngài nói về gia đình như một ecclesiola (tiểu Hội Thánh). Ở cái tốt nhất của nó, ngài ngụ ý rằng gia đình là nơi Thiên Chúa được thờ phượng và nơi mà nhận thức sứ mạng của Chúa là hết sức quan trọng.
Tôi biết nó có vẻ kì lạ để nói nhưng điều yêu thương nhất mà các thành viên gia đình có thể làm là để người kia đi vì sự phục vụ Thiên Chúa.