Bảy điều cần biết về lòng thương xót
Bảy điều cần biết về lòng thương xót
Marcellino D’Ambrosio, Ph.D
Công đồng Vaticanô II dạy chúng ta rằng Bí Tích Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống người Kitô hữu. Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhớ Công đồng cũng nói rõ rằng Bí Tích Thánh Thể không phải là toàn bộ của đời sống người Kitô hữu.
Thật vậy, Bí Tích Thánh Thể, và tất cả các bí tích, là những tưởng niệm về một hành động sâu sắc của lòng thương xót. Nó xảy ra không những trong vẻ uy nghi trầm lặng của phụng vụ mà còn trong lịch sử, giữa hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thường ngày.
Chúng ta hãy dừng lại một chút để nhớ lại nguyên do về Công Trình Tối Hậu của Lòng Thương Xót. Những phần tử đầu tiên của nhân loại đã từ chối tự do và phẩm giá làm con cái Chúa và đã sa vòng nô lệ cho một ông chủ sự dữ. Đau khổ và sự chết là hoa quả của tình trạng nô lệ này. Giá để cứu chuộc mình khỏi tình trạng khốn khổ này đã vượt xa những phương thế của chúng. Vậy là trong cảnh nô lệ, họ ở trong gọng kiềm xiềng xích nặng hơn cho chính mình với mọi thế hệ đi qua.
Cho đến khi đó Thiên Chúa Công Minh biểu lộ chính mình là Cha Lòng Xót Thương. Đấng Công Chính trả lại cho mỗi người cái họ được hưởng và kêu gọi mỗi người chịu trách nhiệm về chính mình. Lòng thương xót vượt ra ngoài những vấn đề của người chịu trách nhiệm. Lòng thương xót đơn giản là lời đáp trả yêu thương cho sự đau khổ. Vì vậy Cha của Lòng Thương Xót, để xoa dịu đau khổ của chúng ta, đã gửi Con Hằng Hữu của Người đến làm người bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Con Thiên Chúa, bởi bản tính không thể đau khổ, đã trở nên đau khổ vì chúng ta. Ngài đã trở nên người mạnh mẽ thống trị loài người và đã trả món nợ mà loài người không thể trả. Sứ mạng cứu thoát của Ngài đã thành công bằng cái giá của mạng sống Ngài.
Đây là điều mà Thánh Lễ tưởng niệm và tái hiện. Một khi Người đã hiến mình bằng lòng thương xót để xoa dịu đau khổ của chúng ta sẽ tiếp tục hiến mình vì chúng ta, không giữ lại gì, trong bí tích của các bí tích, bí tích của lòng thương xót Chúa.
Nhưng tại sao Ngài lại hiến thân như vậy dưới hình bánh? Đó là vì chúng ta có thể trở thành cái mà chúng ta ăn. Đó là vì chúng ta có thể lớn lên trong sự thánh thiện, mà phải nói rằng, trở nên hoàn hảo hơn trong tình yêu Thiên Chúa mà chúng ta gọi là đức ái. Lòng thương xót là đức ái chỉ khi nó chạm trán với đau khổ.
Bí tích Thánh Thể không thể tồn tại độc lập khỏi đời sống. Chính sự tưởng niệm phụng vụ của công trình lòng thương xót được phát họa để thực thi những việc làm của lòng thương xót. Vì vậy, lòng thương xót rất cần thiết cho đời sống của mỗi phần tử trong Giáo Hội cho đến khi tội lỗi và đau khổ không còn nữa. Thánh Giacôbê tông đồ nhắc chúng ta rằng nếu Kitô giáo đáp lại đau khổ ở mặt chữ thì đó không phải là tình yêu chân thật và đức tin tinh tuyền : “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không có đủ của ăn hằng ngày, mà có ai đó trong anh em nói với họ ‘hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no’, nhưng lại không cho họ những thứ mà thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?” (Gc 2, 14-17).
Bảy chìa khóa để biết về Lòng Thương Xót
Lòng thương xót cho mọi người. Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của tôi trong những năm đầu đời Công giáo là Đạo Công giáo là một hệ thống hai chiều. Người giáo dân chỉ cần lo giữ luật nhà thờ và Mười Điều Răn. Bài Giảng Trên Núi và sự thánh thiện thực sự là lãnh thổ của những ai được kêu gọi đến với chức linh mục và đời sống tu trì. Biết quan niệm sai lầm này phổ biến, Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội của mình rằng lời kêu gọi đến với sự thánh thiện đích thực là hoàn toàn phổ quát. (LG, chương 5). Sự thánh thiện có nghĩa là tình yêu, và tình yêu có nghĩa là lòng thương xót. Vì vậy, những việc của lòng thương xót không thể chỉ được dành riêng cho những ai thuộc ủy ban công lý xã hội hoặc bác ái truyền giáo. Mọi người, không trừ ai, được kêu gọi thực thi lòng thương xót.
Lòng thương xót xoa dịu đau khổ, và có nhiều loại đau khổ khác nhau. Tôi đã từng nghe một người công giáo ở Pháp đưa ra một đề nghị đáng chú ý trong lời cầu nguyện của người tín hữu : “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đau khổ vì không biết đến tình yêu Thiên Chúa.”Thiếu thốn những nhu cầu thiết yếu về phần xác chắc chắn gây ra đau khổ rất lớn. Nhưng thiếu thốn nhu cầu thiết yếu về tinh thần cũng vậy. Điều quan trọng phải nhớ rằng Giáo Hội liệt kê ra không chỉ những việc làm thể xác của lòng thương xót mà còn về những việc thiêng liêng nữa, và nhớ rằng cái viẹc thiêng liêng thực sự có một sự ưu việt nào đó. Có lẽ không phải tất cả mọi người đều hoàn toàn sẵn sàng để chỉ bảo những người không biết hoặc răn bảo những kẻ tội lỗi. Những ít nhất một trong những việc làm thiêng liêng của lòng thương xót là cái gì đó mà hầu như tất cả chúng ta có thể làm, bất kể địa vị hay tình trạng sức khỏe của chúng ta : làm thay cho người sống lẫn người chết. Quả thật, đây là việc làm của lòng thương xót được thực hiện bởi các thánh hiển vinh trên thiêng đàng.
Đức ái khởi đầu tại gia đình. Thiên sứ của Lòng Thương Xót, chân phước Mẹ Têrêxa Calcutta, thường được tiếp cận bởi những người được chuyển đến muốn chia sẻ công việc tông đồ của Mẹ cho người nghèo nhất của những người nghèo. Lời khuyên của Mẹ thường là “hãy về nhà và yêu thương gia đình mình”. Nếu chúng ta mở mắt ra thì chúng ta thấy có nhiều người xung quanh chúng ta đang cô đơn, đau yếu, lao nhọc và bất an. Họ rất cần lòng trắc ẩn và sự quan tâm của chúng ta. Đây là nơi chúng ta phải khởi đầu. “Ai không chăm sóc người thân, nhất người sống trong cùng một nhà, thì đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn người không có đức tin.” (1Tm 5,8).
Đức ái không thể dừng lại nơi gia đình. Câu chuyện người Samaritanô nhân hậu nổi bật lên vì nhiều lý do, mà ít nhất một trong những lý do đó là người anh hùng của câu chuyện không có mối liên hệ tự nhiên với nạn nhân. Người Do Thái và người Samari thực tế đã có ác cảm lớn với nhau. Vì vậy, chúng ta không thể hạn chế những việc làm của lòng thương xót đối với gia đình, bạn bè, và những ai thuộc về Giáo Hội chúng ta hoặc chính đảng. Như Chúa Giêsu dạy chúng ta trong Bài Giảng Trên Núi, những việc làm của chúng ta về lòng thương xót phải mở rộng ra thậm chí với những kẻ thù của chúng ta.
Lòng Thương Xót không phải luôn luôn thuận lợi. Nhiều lúc những việc của lòng thương xót có thể được lên kế hoạch và được đặt theo trình tự trong lịch trình của chúng ta, nhưng đau khổ và khủng hoảng thường không thể đoán trước được. Và đáp lại chúng thì thường rất bất lợi. Người Samaritanô nhân hậu đã mất nhiều thời gian và phí tổn không nhỏ để chắc chắn nạn nhân được chăm sóc. Anh ấy có lẽ trễ hẹn là do vậy.
Bác ái không giống như việc làm xã hội. Trong khi người ta nói tới bất cứ thứ gì mà gặt lấy thiệt thòi thì đó là “từ thiện”, từ ngữ này thực ra có nghĩa là tình yêu thần thánh và siêu nhiên. Đây là hành động phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa được tuôn xuống tâm hồn chúng ta bằng Thánh Thần (Rm 5,5) và hành động này phải bao hàm không những việc cho đi vật chất mà còn cho đi chính con người chúng ta nữa. Chúng ta phải nhìn thấy hình ảnh và chân dung Thiên Chúa trong con người mà chúng ta giúp đỡ và yêu thương người đó vì Chúa. Không có vấn đề gì khi làm một món quà bác ái cuối năm, nhưng nếu điều này là một việc thật sự của lòng thương xót thì động cơ phải thâm sâu hơn ước muốn xóa nợ. Đối với thánh Phanxicô Assisi và Mẹ Têrêxa Calcutta, phục vụ người nghèo nhất trong các người nghèo là phục vụ chính Chúa Giêsu (x. Mt 25, 34 cc). Công việc của lòng thương xót có thể và nên là một cuộc gặp gỡ thiêng liêng sâu sắc.
Lòng thương xót không bao giờ làm giảm giá trị (người nhận). Mục tiêu của ma quỷ là sử dụng đau khổ để tước đoạt phẩm giá con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Mục tiêu của chúng ta trong công việc của lòng thương xót luôn luôn là phục hồi phẩm giá đó và tôn trọng nó. “Từ thiện” mà làm giảm giá trị người nhận thì không phải là lòng thương xót chân thật. Nó có thể xoa dịu một vài đau khổ thể xác nhưng lại gây ra một đau khổ sâu hơn của sự xa lánh và bẽ mặt. Ngôi Lời Thiên Chúa đã trút bỏ vinh quang của chính mình và kề vai sát cánh với chúng ta. Người cho đi lòng thương xót không thể khinh bỉ lòng thương xót của người nhận. Trong thực tế, chúng ta hiểu rằng thực thi lòng thương xót cách khiêm nhường là họ nhận được nhiều hay hơn cái họ cho đi khi họ làm việc để xoa dịu nỗi đau của người túng thiếu.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết một Tông thư về Thiên Chúa Cha vào đầu triều giáo hoàng của ngài. Với tất cả những diện mạo khả dĩ và những tước hiệu về Thiên Chúa được sử dụng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền, ngài sẽ đặt tựa đề gì cho một tông thư như vậy? Câu trả lời đối với ngài thì đơn giản : “Giàu lòng thương xót” (Ep 2,4). Hẳn nhiên Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi lân ái và là Thiên Chúa của mọi kẻ an ủi (2Cr 1,3). Cách mà chúng ta có thể được nhìn nhận như người con đích thực của Người là bằng cách chúng ta sống một lối sống xót thương. Điều thú vị là trong mô tả duy nhất về chung thẩm trong Kinh Thánh, ơn cứu độ và hình phạt dựa vào không phải bao nhiêu hình ảnh tôn giáo mà người ta có ở nhà hay bao nhiêu thánh lễ mà họ đã tham dự, nhưng dựa vào họ đã đối xử với số tối thiểu những anh chị em nghèo túng của Chúa Giêsu (x. Mt 25,34-46).
Thương Linh Hồn Bảy Mối | Thương Xác Bảy Mối |
1. Lấy lời lành mà khuyên người | 1. Cho kẻ đói ăn |
2. Mở dạy kẻ mê muội | 2. Cho kẻ khát uống |
3. An ủi âu kẻ âu lo | 3. Cho kẻ rách rưới ăn mặc |
4. Răn bảo kẻ có tội | 4. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc |
5. Tha kẻ dể ta | 5. Cho khách đỗ nhà |
6. Nhịn kẻ mất lòng ta | 6. Chuộc kẻ làm tôi |
7. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết | 7. Chôn xác kẻ chết |
JB Nguyễn Kim Ngân chuyển ngữ