Về sự cho trẻ rước lễ
VỀ SỰ CHO CON TRẺ RƯỚC LỄ
Mémorial, Mission de Quinhon
30 Novembre 1912, tr. 113-121
Giám mục Đamianô gởi lời kính các Linh mục, và thăm các chức cùng giáo hữu đặng mọi sự lành, cùng đặng hay:
1- Cứ theo Sắc Chỉ Tòa Thánh (QUAM SINGULARI 8 Aug, 1910, và đã rao trong MÉMORIAL, Oct,năm ấy), thì có luật buộc nhặt con nít đến tuổi khôn phải xưng tội chịu Lễ. Lại việc dạy dỗ cùng dọn cho nó xưng tội chịu Lễ nên, là chính bổn phận cha mẹ, hoặc kẻ lãnh thế việc cha mẹ, và cũng là chính bổn phận Cha giải tội và Cha bổn sở.
2- Nhưng vậy, trong xứ này, phần cha mẹ và kẻ thế quyền cha mẹ, chỉ định con cái khi nào có trí khôn, thì không chắc mấy; còn sự dạy dỗ và dọn cho nó được xưng tội chịu Lễ lần đầu, thì ít kẻ lo xong. Lại Confessarius practice a Parocho non distinguitur [1]. Bởi đó việc chỉ định cùng dạy dỗ và dọn chúng nó, thì chỉ là việc bổn phận Parochi [2] phải lo hơn.
3- Vậy các đấng đã lãnh việc coi sóc linh hồn giáo hữu, tum Parochi tum Vicarii [3], phải lo dạy dỗ, chọn lựa các con nít nam nữ trong địa hạt mình, hầu cho chúng nó xưng tội chịu Lễ lần đầu, theo như Sắc Tòa Thánh đã dạy.
4- Vả trong Sắc Chỉ ấy nói con nít có trí khôn, là khi biết phân biệt bánh Thánh Thể, là Mình Thánh Chúa, chẳng phải là bánh thường để nuôi xác, và có lòng sốt sắng vừa sức nó, cho đặng rước Lễ, thì thường là khi nó được chừng bảy tuổi.
5- Song xứ nầy, có ít đứa trẻ nhỏ có trí khôn thể ấy, hồi mới nên bảy tuổi, mà khi được tám tuổi, thì đã nhiều đứa khôn, còn khi được chín tuổi trọn rồi, thì thật đã khôn đủ, trừ một hai đứa mê muội tối tăm lắm mà thôi.
6- Bởi đó Pastores animarum [4] phải bàn cùng cha mẹ con nít, đặng xét đứa nào có trí khôn, đứa nào chưa. Song khi bàn làm vậy, chớ vội tin lời cha mẹ hoặc khen, hoặc chê con mình làm chi, vì nhiều kẻ khoe con mình rằng: “giỏi lắm, sáng lắm, lanh lắm v.v.” mà vốn sự sáng ấy dường nháng đôm đốm mà thôi. Lại cũng có cha mẹ, hoặc vì tưng con trái lẽ, không muốn cho đi nghe dạy, nên cứ chê con mình rằng: “nó còn dại lắm, còn khờ lắm”v.v.; hoặc có khi cũng bớt tuổi con: nó đã tám chín tuổi, thì nó là sáu bảy tuổi v.v. Vậy các cha phải lo xét cho kỹ, thì mới định trúng, khỏi lầm.
7- Vả các Cha hãy buộc những kẻ làm cha mẹ, nhứt là đạo dòng: hễ con vừa mới biết nói, thì phải tập nó kêu tên CỰC TRỌNG, lần hồi tập nó làm dấu Thánh Giá, đọc một hai câu kinh. Cứ mỗi ngày mỗi tập, mỗi nhắc nó nói, nó đọc, thì tự nhiên nó quen, và thuộc lòng, nên khi nó đến 6,7 tuổi, đã thuộc vừa đủ. Kìa coi con sáo con cưởng, bởi người ta quen nói quen tập, thì lần hồi nó nói chuyện được: phương chi con người ta mà tập chẳng tập đặng sao?
8- Lại cha mẹ chớ chữa mình rằng: “không rảnh”. Thật chẳng thiếu chi giờ rảnh, lúc tiện; vì nhiều khi ôm ẵm nó, nói chuyện chơi với nó v.v.; biểu đứa giữ em, biểu chị, biểu anh nó tập khi chơi với nó; mà là mẹ nó càng phải lo tập nó hơn; vì dễ tập cùng nhiều nhứt lúc thuận tiện hơn. Tập như vậy càng sớm chừng nào, thì nó càng mở trí hơn chừng ấy, và càng đẹp lòng Chúa hơn nữa.
9- Khi nói đến khoản nầy, các Cha hãy nhắc cho cha mẹ nhớ đến obligationes parentum erga filios, praesertim de educatione spirituali.[5]
10- Sau lại mỗi năm hai kỳ Cha về làm phước họ, phải kêu đủ con nít nam nữ đã được bảy tuổi sấp lên, mà tra xét riêng từng đứa, coi thử đứa nào đã có trí khôn, đứa nào chưa, hoặc cho xưng tội sơ qua mà coi thử, hoặc hỏi nó cách nọ thế kia v.v. Hễ biết đứa nào có trí khôn đủ rồi, thì bắt nó đi nghe dạy.
11- Khi chọn lựa làm vậy, cũng lựa theo thì tiết, phong thổ, tùy con nhà đạo dòng hay là đạo mới; tùy chỗ nó ở xa xuôi cách trở, nghèo khổ thế nào v.v. hầu liệu cho nó đi nghe dạy gấp hưỡn, lâu mau, tùy tiện.
12- Khi Cha đã lựa rồi, thì hãy buộc cha mẹ nó dạy dỗ chỉ bày cách xưng tội rước Lễ lần hồi trong nhà; và buộc phải cho đi tới Cai sĩ, hoặc Biện giáo hay là thầy mà nghe dạy.
13- Còn phần Pastorum animarum6, trước khi cho trẻ nhỏ xưng tội chịu Lễ, cũng phải dạy, và cắt nghĩa cho chúng nó nữa: chớ phú thác cho các thầy dạy mà thôi; vì đó thật là officium proprium [7.]
14- Những điều tóm tắt sau nầy, thì con nít phải học biết, cùng tin và hiểu vừa đủ theo sức nó; lại nếu có thuộc lòng thì hay hơn:
1/ Phải biết cùng tin các điều cần kíp cho đặng rỗi linh hồn, là những điều đã chỉ trong SÁU ĐIỀU RẤT CẦN KÍP. (Vide ad calcem [8])
2/ Phải biết tội là đi gì; làm mất lòng ai; làm hại linh hồn thể nào; và các lẽ buộc người ta bỏ tội; cùng làm cách nào mà lánh tội v.v.
Khi dạy những điều ấy, thì chớ lấy lẽ nọ lẽ kia cao kỳ làm chi; cứ kiếm ví dụ mà so sánh, thì nó mau hiểu hơn; như lấy mặt trời mặt trăng; các việc làm ăn trong nhà cửa, làng xóm v.v. mà sánh, thì nó dễ hiểu và nhớ được lâu.
3/ Phải thuộc lòng Dấu Thánh Giá; kinh Lạy Cha, Kính mầng, Tin kính, Kính lạy, Cáo mình, và ba kinh Tin, Cậy, Kính mến.
15- Khi trẻ nhỏ đã nghe dạy và thuộc các điều ấy rồi, đến kỳ sau Cha về làm phước họ, thì Cha sẽ hạch lại từng đứa, cho xưng tội qua, đặng tra xét cho kỹ hơn, đoạn Cha biết đứa nào được, thì Cha hẹn ngày làm phước lại cho nó.
16- Đến ngày hẹn làm phước, thì Cha sẽ giảng ít nhiều và giục lòng chúng nó ăn năn tội, và sốt sắng ước ao v.v. hoặc cho nó làm một hai việc gì chung với nhau, như lần hột, đọc kinh v.v.
17- Đoạn Cha sẽ bắt nó hứa trước mặt cha mẹ, chức việc, và những kẻ có mặt đó rằng: Hễ được xưng tội chịu Lễ rồi, sẽ lo đi nghe dạy và học thêm các kinh và sách thiên theo như luật địa phận dạy. Hứa rồi, thì Cha làm phước cùng cho rước Lễ lần đầu.
18- Như có hiệp trẻ nhỏ mấy sở lận cận, mà cho xưng tội rước Lễ lần đầu chung với nhau, thì cũng được. Nhưng vậy đừng dọn dẹp bề ngoài cho trong thể làm
chi, vì đây là Prima Communio Privata [9], phải để làm trọng thể khi nó xưng tội rước Lễ chung, trong khi làm Communio Solemnis10.
19- Ấy là những đều Cha phải lo, đặng giữ y theo Sắc Chỉ Tòa Thánh “Quam singulari”. Dầu khó thể nào Cha cũng phải lo liệu, chớ bỏ qua việc rất can hệ ấy. Bởi đó, chớ hề để đứa trẻ nhỏ nào trong địa hạt Cha qua chín tuổi mà chưa rước Lễ; trừ ra một hai đứa thật mê muội tối tăm quá lẽ mà thôi.
20- Vả trong Sắc chỉ ấy cũng buộc Pastores animarum liệu cho con trẻ năng rước Lễ “etiam si fieri possit quotidie [11]’. Vậy thì khi Cha đã cho chúng nó xưng tội rước Lễ lần đầu rồi, thì hãy khuyên giục chúng nó đi xưng tội rước Lễ nữa, ít là một tháng một lần. Lại phải trạch riêng một ngày nào trong tháng, đặng Cha làm phước riêng cho chúng nó, thì càng dễ hơn. Hoặc sở nào xa xuôi, khó cho trẻ nhỏ tới sở chính mà xưng tội chịu Lễ mỗi tháng trong ngày đã hẹn, thì Pastores animarum phải liệu thế nào cho chúng nó được nhờ; như có đi viếng thăm mấy sở ấy mỗi tháng mỗi lần luân chuyển, hầu cho chúng nó và những người già yếu xưng tội chịu Lễ, thì rất tiện việc mọi bề.
21- In excipiendis puerorum confessionibus [12] Cha hãy nhớ hai đều nầy:
a/ Nếu có gặp đứa có peccatum formaliter grave13, và nó hiểu biết đủ về sự tội, song nó lơ láo, xem ra chẳng biết các việc cho đặng chịu Lễ nên; thì Cha giục lòng nó ăn năn tội, hầu cho nó có saltem attritionem14, rồi Cha giải tội; còn sự rước Lễ, thì Cha hẹn phen sau sẽ cho, hầu nó lo tử tế hơn.
b/ Nếu có gặp đứa không có materia absolutionis [15], mà nó hiểu biết đủ hầu chịu Lễ nên, thì Cha cho nó dọn mình rước Lễ, sine absolutione [16]. Itaque singulos casus expendat Confessarius, parvulorum enim maxime refert, ut in optimis dispositionibus ad Sacram Mensam prima vice accedant [17].
22- Sau hết hễ trẻ nhỏ rước Lễ lần đầu rồi, thì thôi gọi nó là tiểu nhi nữa; nên khi có dịp thì phải lo cho nó chịu phép Xức trán; nó đau nặng, phải lo đi rước Cha cho nó xưng tội chịu Lễ và phép Xức dầu thánh; nó có chết, phải chôn theo kiểu kẻ lớn, và phải cầu hồn xin lễ, v.v.
23- Hễ trẻ nhỏ đã được xưng tội chịu Lễ lần đầu rồi, thì phải lo học kinh hôm mai, Chúa nhựt v.v., nhứt là lo học thiên, cùng đi nghe dạy.
24- Bởi đó Cha sở mỗi năm sẽ hạch, bắt thi kinh, thi thiên tùy từng lớp, như đã chỉ định trong VIỆC THI KINH, THI THIÊN.
25- Khi hạch và thi như vậy, nếu gặp đứa nào quả bởi làm biếng, không muốn học, hoặc cha mẹ nào chẳng chịu cho con đi học, thì Cha sở sẽ quở trách trừng trị cho đáng tội.
26- Mỗi năm một lần, hoặc hai năm một lần tùy tiện, Cha sở sẽ nhóm trẻ nam nữ từ 11 đến 13 tuổi tựu sở chính, hoặc sở khác tùy nghi, đặng cho chúng nó xưng tội CHỊU LỄ TRỌNG THỂ. Ocius seriuspro uniuscujusque preparatione [18].
27- Phải chỉ định ngày lễ cả nào, cùng rao trước cho các sở hay, đến tuần ấy sẽ nhóm trẻ nam nữ cấm phòng, chịu Lễ trọng thể, hầu ai nấy lo lắng giúp con mình làm nên việc.
28- Đến ngày đã hẹn Cha sở sẽ hạch cùng dạy lại mọi điều cho kỹ hơn; đoạn cho chúng nó cấm phòng đôi ba ngày. Trong mấy ngày ấy Cha sở sẽ giảng mỗi ngày hai lần, và giảng vắn tắt đừng dài làm chi; cho nó lần hột mỗi ngày ba chuỗi; chầu Mình Thánh Chúa cùng gẫm đàng Thánh Giá chung với nhau.
29- Đoạn cho chúng nó xưng tội cum uno saltem Confessario extraordinario, diligentissime insuper invigilet Pastor ut amoveantur omnia perversionis pericula, praesertim nocturna [19].
30- Đến ngày lễ, hát lễ trọng thể, nhà thờ dọn dẹp oai nghi rực rỡ tùy sức; trẻ con nít ăn mặc sạch sẽ tùy gia phong kiệm; nếu có sắm được cho mỗi đứa mỗi cây đèn cầm hồi xem lễ bữa ấy càng tốt. Hồi chầu lễ trọng nầy, phải dọn riêng một chỗ cho chúng nó quì, nam theo nam, nữ theo nữ; hoặc nhà thờ
rộng, để chúng nó quì dòng giữa cũng được. Đến hồi đi rước Lễ, phải để chúng nó chịu Lễ trước bổn đạo.
31- Lễ đoạn, chúng nó sẽ học lời hứa khi chịu phép Rửa tội, cùng kinh Dưng mình cho Đức Mẹ. Đoạn Cha sở sẽ cho chúng nó vào họ áo Đ.C. Bà, họ Môi Khôi v.v…
32- Hoặc có ban phần thưởng, ảnh, chuỗi chi cho chúng nó vui lòng thì càng tốt. Lại nếu ngày ấy lễ rồi, cho chúng nó ăn bánh trái, thịt cá chi cho vui cùng nhau một bữa, thì cũng nên. Phí tổn trong ngày ấy, hoặc xin mấy chủ giàu có con đi rước Lễ bữa đó cúng ít thì nhiều; bằng không đủ, cũng nên lấy
của họ phụ thêm; nhứt là nuôi mấy đứa nghèo khổ, cho nó ăn mấy bữa cấm phòng.
33- Juvenes solemni communione jam refectos paterna sua vigilentia et sollicitudine ne destituat Pastor. Publice privatimque adhortetur eos ut frequentius, id est semel saltem in mense accedant ad sacramenta e quibus solis contra lubricae hujus aetatis pericula efficax haurient praesidium. Assignetur eis, in communi cum parvulis, dies propria [20].
34- Các Cha phải làm sao cho trẻ nhỏ đi nghe dạy, học kinh, học thiên cho được? Ấy thật, hoc opus, hic labor!
Multimodam rei difficultatem haud profecto diffitemur. Agitur vero non de aliquot parvulorum salute tantum, sed etiam de longe lateque diffundenda et in hisce regionibus perpetuo stabilienda christiana Fide. Ad haec enim parum, si vel quidquam, profecerimus nisi juvenum animos a puero doctrina effuse imbuerimus. Cambodiences, Siamenses aliique Budhae cultores, nonne ideo praesertim inconvertibiles efficiuntur, quia ad ineunte adolescentia in monasteriis segregantur ubi ore pleno et caeca mente superstitionem ebibunt? Oh! Si pro veritate tanto nostri zelo flagrarent! Flagremus saltem ipsi, ut cos incendere totis viribus intendamus [21].
Ấy vậy các Cha hãy lo mọi phương, tìm mọi cách thối giục, khuyên dỗ, quở trách: obsecra, increpa in omni patientia… praesertim in Sacro Tribunali [22]; nhắc nhở, quở phạt những cha mẹ, chủ nhà ít lo cho con cái tôi tớ.
35- Muốn cho tiện việc hơn, thì các Cha hãy chỉ định cho mỗi sở việc dạy kinh dạy thiên thể nào; nghĩa là dạy những lớp nào, học từ kinh nào, thiên nào, cho đến đâu, và học ngày nào, giờ nào v.v., kẻo chừng nhiều khi Cai sĩ, Biện giáo, hoặc các Thầy, dạy không chừng đỗi, thẳng mực, giờ khắc; hóa ra khó lòng cho trẻ nhỏ, và cha mẹ nó; lại nhiều khi chính kẻ dạy cũng lấy làm khó nữa.
Ấy vậy, ta muốn cho mọi nơi trong Địa phận giữ một khuôn phép như nhau, thì lập những luật phép nầy. Thấy Địa phận Gia định và Huế cùng mấy Địa phận bên tây cũng đều giữ substantialiter [23] như vậy. Nên các Cha hãy ra sức giữ và buộc bổn đạo giữ cho cẩn thận. Nếu sau có nghe thấy điều gì bất tiện, hoặc sự gì nên thêm bớt, thì sẽ liệu. Nay ta kính các Linh mục, và thăm các Chức cùng Giáo nhơn, và ban phép lành cho anh em hết thảy.
3 Decembre 1912
Giám mục ĐAMIANÔ ký
N.B. Mấy khoản có dấu () là có ý dạy bổn đạo, nên khi Cha được thơ nầy rồi, hãy liệu đọc trong ngày lễ Đặt Tên hay là lễ Ba Vua; và cắt nghĩa giải lẽ ra cho bổn đạo hiểu. Lại khi Cha về làm phước họ cũng đọc lại mấy khoản ấy, thay đổi với thơ chung VỀ SỰ LẬP TRƯỜNG DẠY CHỮ QUỐC NGỮ.
APPENDIX
TÓM TẮT NHỮNG ĐIỀU CẦN KÍP TRẺ NHỎ PHẢI BIẾT PHẢI TIN
Các Cha nên cứ đây mà dạy trẻ nhỏ. Hoặc các Cha có lấy làm tiện hơn, thì sẽ liệu mà in sách thiên nhỏ.
1. Có một Đ.C.T. là Đấng dựng nên trời đất muôn vật; mà Người có ba Ngôi; Ngôi thứ nhứt, là Đ.C. Cha; Ngôi thứ hai, là Đ.C. Con; Ngôi thứ ba, là Đ.C. Thánh Thần; ba Ngôi cũng một tính, một phép; ba Ngôi bằng nhau; không Ngôi nào lớn hơn, hay là nhỏ hơn; ba Ngôi đồng một lượt hằng có đời đời. Ba Ngôi không phải là ba Chúa, song là một Chúa mà thôi. Đ.C.T có tính thiêng liêng, con mắt ta không thấy được; lại Người sáng láng vô cùng, ở khắp mọi nơi, nên Người xem thấy mọi sự tỏ tường.
2. Ngôi thứ hai là Đ.C. Con, đã mặc lấy linh hồn và xác người ta, chịu sinh ra bởi Bà Maria đồng trinh đặt tên là Giêgiu; rồi đã chịu nạn chịu chết trên cây thánh Giá mà chuộc tội cho loài người ta; và Người đã sống lại và lên trời; đến ngày tận thế lại xuống phán xét cho cả loài người ta.
3. Mỗi một người có một linh hồn có tính thiêng liêng, chẳng hề chết. Hễ xác chết rồi, thì linh hồn phải lên tòa phán xét, là chịu Chúa tra hỏi các việc lành, việc dữ ta đã làm ở đời nầy. Phán xét rồi, kẻ sạch các tội trọng và tội nhẹ, cùng các bợn nhơ tội lỗi, thì Chúa liền thưởng lên Thiên đàng, hưởng mặt Chúa cùng mọi phước lộc vui vẻ đời đời. Bằng ai còn mắc tội nhẹ, hay là đã khỏi tội trọng, song chưa đền đủ; thì Chúa phạt ở trong nơi Luyện tội; đền đủ rồi mới được lên Thiên đàng. Còn ai khi chết còn mắc dầu một tội trọng mà thôi, thì Chúa phạt xuống địa ngục, chịu mọi hình khổ đời đời kiếp kiếp, chẳng khi nào ra khỏi được.
4. Mỗi người khi sinh ra đều mắc tội tổ tông, nên phải chịu phép Rửa tội, thì mới khỏi tội tổ tông.
5. Khi người ta chịu phép Rửa tội rồi, mà có làm sự gì lỗi luật Chúa, thì kẻ ấy mắc tội mình làm; như trẻ nhỏ khi đã có trí khôn, mà lòng lo, trí tưởng, mơ ước, tay chơn làm, miệng nói điều gì xấu, việc gì lỗi luật Chúa, thì nó mắc tội gọi là tội mình làm. Vậy muốn cho hết tội ấy đi, thì phải chịu phép Giải tội; là xét mình, ăn năn, cùng xưng tội ấy ra cho Cha giải tội, và vâng lời làm các việc Cha giải tội dạy, thì mới khỏi mấy tội mình đã phạm.
6. Xưng tội rồi, muốn linh hồn có sức mạnh hơn mà xa lánh cho khỏi phạm tội nữa, thì phải rước Lễ; nghĩa là chịu Mình Thánh, Máu Thánh Đ.C.G ngự thật trong hình bánh hình rượu. Vậy khi rước Lễ không phải là ăn bánh; song thật là rước chính Mình Đ.C.G; vì khi Cha làm lễ nữa mùa, thì bánh lễ trở nên Mình Thánh, Máu Thánh Chúa, chẳng còn phải là bánh nữa.
7. Ai muốn chịu Mình Thánh Chúa, thì phải cho sạch tội trọng, và có lòng sốt sắng tùy sức; cùng giữ lòng cho sạch từ nữa đêm cho đến khi rước Lễ chẳng nên ăn uống vật gì.
————————————
[1] Cha giải tội thực tế không khác với cha sở.
[2] (bổn phận) của cha sở
[3] Không chỉ cha sở mà còn cha phó (dù là cha phó dù là cha sở).
[4] Các vị mục tử (coi sóc các linh hồn).
[5] Những bổn phận của cha mẹ đối với con cái, nhất là về việc giáo dục việc thiêng liêng.
[6] (của) các vị mục tử.
[7] Bổn phận riêng (của các ngài).
[8] Hãy xem ở dưới vạch lề.
[9] Rước lễ lần đầu Riêng (tư)
[10] Rước lễ trọng thể
[11] Cả khi nếu có thể hằng ngày
[12] Trong khi nhận cho các trẻ nhỏ xưng tội
[13] Tội thật sự nặng.
[14] Ít là có ăn năn tội cách chẳng trọn.
[15] Chất liệu để xá giải.
[16] Mà không ban lời xá giải.
[17] Thế nên Cha Giải Tội sẽ phải cân nhắc những trường hợp riêng biệt, vì nhất là trường hợp liên quan đến các trẻ nhỏ, để trong những thái độ chuẩn bị tốt nhất, chúng tiến tới Bàn Thánh lần đầu tiên.
[18] Sớm hoặc muộn thì mỗi người cũng sẽ được dọn mình.
[19] Với ít ra một Cha Giải Tội ngoại thường, ngoài ra vị Mục Tử phải rất thận trọng chăm sóc hầu loại trừ mọi mối nguy hiểm đồi bại, nhất là về ban đêm.
[20] Các em thiếu nhi sau khi đã được trang bị tốt bằng việc rước lễ trọng thể, thì vị Mục Tử (cha sở) cũng đừng bỏ rơi không chăm sóc theo tình hiền phụ của mình nữa. Ngài (phải) khích lệ chúng, chung cũng như riêng mỗi em, để chúng siêng năng , nghĩa là ít ra mỗi tháng một lần, chúng đến với các bí tích, bởi vì duy nhờ các bí tích đó, chúng mới kín múc được sự trợ giúp hữu hiệu hầu chống lại các mối hiểm nguy của tuổi trẻ bấp bânh của chúng. Người ta sẽ ấn định cho chúng, chung với các thiếu nhi, ngày nào dành riêng.
[21] Công việc này, lao nhọc này! Chúng tôi hoàn toàn không chối nỗi khó khăn muôn vẻ của sự việc. Lại không chỉ lo phần rỗi của mấy đứa trẻ mà thôi, nhưng còn phải phổ biến về lâu về dài và củng cố đức tin Kitô giáo vĩnh viễn trong những miền đất này nữa. Về những việc này kể ra còn ít, nếu như có điều gì đó, chúng tôi đã không trình bày cho tâm hồn các thiếu niên khi chúng tôi đã được thấm nhuần đạo lý dồi dào thuở nhỏ. Các người Cao Mên, Thái Lan và những người tôn thờ đức Phật, họ đã được nên những người đặc biệt trung kiên, bởi vì vừa vào tuổi thiếu niên họ đã được sống riêng biệt trong các Tu Viện, ở đó họ được uống cạn đầy miệng và say sưa sự mê tín với tâm thần mù quáng, không phải thế sao? Ôi! Giá như họ được nung nóng bởi lòng nhiệt thành với chân lý như của chúng ta! Ước chi chính chúng ta cũng phải nhiệt thành hết sức để thiêu đốt họ!
[22] Hãy cầu xin, hãy van nài với lòng kiên nhẫn … đặc biệt nơi Toà án Thánh thiện (Toà giải tội).
[23] Cách chính yếu.