Tin thế giới 

Chuyện kể về một số vị tử đạo Trung Quốc thời Mao

Lời kể thú vị trực tiếp từ linh mục chứng kiến cảnh thử thách của họ

Anthony E. Clarke cho Catholic World Report

Chuyện kể về một số vị tử đạo Trung Quốc thời Mao thumbnail

“Thân thể Chúa Kitô là Giáo hội, giống như thân thể con người, lúc đầu trẻ trung, nhưng khi tận thế sẽ có vẻ tàn tạ”, – Thánh Augustinô

Khi ngồi với Sư huynh Marcel Zhang, OCSO (b. 1924), trong căn hộ ở Bắc Kinh, tôi lật xem các bức ảnh ngài chụp tu viện dòng Trappist Yangjiaping. Có một số ảnh được chụp trước khi tu viện bị phá năm 1947, và một số được ngài chụp trong chuyến viếng thăm tàn tích này gần đây.

Nhà thờ tu viện một thời tráng lệ đông đúc người cầu nguyện và thờ phượng chỉ còn là một đống đổ nát. Khi Quân Giải phóng nhân dân (PLA) tấn công tu viện năm 1947 và bắt đầu tra tấn các tu sĩ, trong đó có sư huynh Zhang. Thầy chia sẻ với tôi một số ký ức, rõ ràng rất nguy hiểm.

Khi chúng tôi xem bức hình chụp nhà thờ Tu viện như hiện nay, các tu sĩ tập trung tham dự Thánh lễ hàng ngày tại đây trước năm 1947, và khi Zhang dừng lại ngắm khu đổ nát này. “Đã không còn …, nhà thờ giống như thế này”, thầy nói và ám chỉ tàn tích của “nhà thờ” Tu viện tượng trưng cho “Giáo hội” tại Trung Quốc, vẫn còn ám ảnh bởi quá khứ, và hiện vẫn còn bị dày vò.

Sau khi Tòa án Nhân dân yêu cầu hành quyết tập thể các tu sĩ của Tu viện Đức Bà An Ủi tại Yangjiaping, các tu sĩ dòng Trappist bị cột bằng dây xích lớn hoặc dây kim loại nhỏ mỏng cắt đứt cổ tay, và bị giam chờ phạt. Sư huynh Zhang kể trong nhiều lần xét xử các viên chức đảng chủ trì các cuộc thẩm vấn buộc tội các tu sĩ Trappist là “địa chủ giàu có, nông dân giàu bóc lột nông dân nghèo, thành phần phản cách mạng, kẻ xấu và người thuộc cánh hữu”.

Cơ bản, họ bị buộc phạm tất cả “các tội ác” thường được gán cho các thành phần xấu nhất trong danh sách “các phần tử xấu” của Cộng sản.

Thông thường thì chỉ cần một trong các cáo buộc này cũng đủ để bị xử tử trước công chúng ngay lập tức, nhưng có một số bị cáo thuộc tu viện là người ngoại quốc, và tin các lực lượng theo Chủ nghĩa Dân tộc đang trên đường đến cứu các tu sĩ làm các quan chức Cộng sản lo sợ. Hình phạt đã phải được thi hành trên đường sau này trở thành đường Via Crucis của những người con Thánh Bênêđictô dòng Trappist.

Họ tổ chức thẩm vấn thêm ở các trạm dừng chân, và sư huynh Zhang lưu ý các lần xét xử mới, hay “các lần đấu tranh” như thầy gọi, được bố trí tại mỗi làng. Chính sư huynh Zhang bị thẩm vấn hơn 20 lần tại các Tòa án Nhân dân miệng. Thầy nhớ thầy được đối xử khoan dung hơn các linh mục nhiều, vì thầy vẫn còn là một chủng sinh trẻ tuổi vào năm 1947. Các linh mục bị khinh miệt hơn nhiều.

Nguồn: Catholic World Report

Ucanews

Related posts