Tin Giáo hội 

Vào lễ Ngũ Tuần ở đâu có sự chia rẽ và xa lạ ở đó phát sinh hiệp nhất và thông hiểu

Vào lễ Ngũ Tuần ở đâu có sự chia rẽ và xa lạ ở đó phát sinh hiệp nhất và thông hiểu

benedicto“Lễ Ngũ Tuần là ngày lễ hiệp nhất, hiểu biết và thông hiệp con người với nhau”, trái ngược với tháp Babel, nơi con người muốn thực hiện mọi điều mà không có Thiên Chúa, trở nên không còn khả năng yêu thương, và vì vậy, không là con người nữa. Ý tưởng này được ĐTC Bênêđictô đề cập trong bài giảng của Ngài tại đền thờ Thánh Phêrô sáng Chúa nhật lễ Hiện Xuống.

Khởi đầu bằng các bài đọc phụng vụ hôm nay, Đức Thánh Cha đã minh họa cho thấy những gì đang xảy ra qua cũng như hôm nay: “hằng ngày chúng ta chứng kiến qua các sự kiện cho thấy dường như con người trở nên hung hăng và gây sự hơn. Cũng là một điều dễ hiểu vì con người quá bận tâm đến cái tôi và những lợi ích cá nhân mình.”

Đức Thánh Cha khẳng định rằng : “Chúng ta đang sống cùng kinh nghiệm của tháp Babel”, khi con người tập trung để suy nghĩ, tự đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa. Thì đây là sự sụp đổ của tháp Babel : “Trong khi con người đang cùng nhau làm việc để xây tháp Babel thì đột nhiên họ nhận ra rằng họ đang xây dựng một sự chống lại nhau. Trong khi tìm cách trở thành giống như Thiên Chúa họ gặp nguy hiểm cũng không còn là người nữa, bởi vì họ đã đánh mất đi một yếu tố nền tảng của các bản vị con người: đó là khả năng thỏa thuận với nhau, hiểu nhau và cùng làm việc với nhau.”

Bài trình thuật kinh thánh vẫn còn đúng với chúng ta hôm nay : Con người làm chủ sức mạnh thiên nhiên, thao tác chúng để “sản xuất” ra chính cuộc sống của mình. “ Trong hoàn cảnh này, cầu nguyện với Thiên Chúa xem ra là điều lỗi thời, vô dụng, bởi vì chính chúng ta có thể xây dựng và hiện thực tất cả những gì chúng ta muốn.” Và đây, một tháp Babel mới : “Thật vậy, chúng ta đã gia tăng khả năng truyền thông, thu thập và truyền tải tin tức, nhưng chúng ta có thể nói rằng khả năng hiểu biết nhau có hơn chăng, hay ngược lại khả năng hiểu biết của chúng ta kém đi? Giữa con người và con người lại không luồn lách một ý thức bất tín nhiệm, nghi ngờ và sợ hãi nhau, cho tới khi nó trở nên nguy hiểm cho nhau sao?

Theo ĐTC, “sự hiệp nhất chỉ có được với ơn của Thần Khí Chúa” Đấng đã ban cho chúng ta “một trái tim mới, một ngôn ngữ mới, một khả năng hiệp thông mới”,  và “một tình yêu rực lửa, có khả năng biến đổi”. Đây là điều đã xảy ra cho các môn đệ vào ngày lễ Ngũ Tuần :  “Sự sợ hãi biến mất, con tim cảm nhận được một sức mạnh mới, miệng lưỡi mở ra và bắt đầu nói cách vững dạ, vì đó mọi người có thể hiểu việc loan báo Chúa Giêsu Kitô chịu chết và phục sinh. Vào lễ Ngũ Tuần ở đâu có sự chia rẽ và xa lạ ở đó phát sinh hiệp nhất và thông hiểu.”

Nhờ Thần khí, Giáo hội trở thành “địa điểm của sự hiệp nhất và hiệp thông trong sự thật”,hoạt động kitô hữu không có nghĩa là đóng khung trong cái “tôi”, nhưng “gặp gỡ nhau” và “đón nhận lẫn nhau”, trở nên có khả năng lắng nghe và chia sẻ, chỉ trong cái “chúng ta” của Giáo hội, với một thái độ khiêm tốn nội tâm sâu xa.” Như vậy thêm rõ ràng hơn bởi vì Babel là Babel và Ngũ Tuần là Ngũ Tuần: “Ở đâu con người muốn làm Thiên Chúa, con người chỉ có thể tự đặt mình vào sự chống đối nhau. Trái lại, Ở đâu con người đặt mình vào trong chân lý của Thiên Chúa, con người rộng mở cho các hoạt động của Thần Khí, Đấng nâng đỡ và hiệp nhất họ với nhau.”:

Tuy vậy, nói như Thánh Phaolô, con người bị ghi dấu “bởi sự xung đột nội tâm, chia rẽ giữa những xung đột đến từ xác thịt và những điều đến từ Thần Khí”, và chúng ta phải chọn lựa nó. “Thánh Phaolô liệt kê các hoạt động của xác thịt, là những tội ích kỷ và bạo lực, như thù nghịch, bất hòa, ghen tương, bất đồng; là những suy nghĩ và hành động không giúp sống như con người và là kitô hữu thực sự trong tình yêu.” Trái lại Thần Khí hướng dẫn chúng la hướng đến những đích cao của Thiên Chúa, để ngay trên trái đất này chúng ta có thể sống mầm sống của cuộc sống thần linh trong chúng ta”. Vì thế, thánh Phaolô đã nói : “Hoa quả của Thần Khí là tình yêu, hoan lạc và bình an” (Ga 5,22)

Kết thúc bài giảng, ĐTC mời mời gọi mọi người để vượt qua khỏi sự phân tán của tháp Babel hướng đến sự hiệp nhất của lễ Ngũ Tuần : “chúng ta cần phải sống theo Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý, để làm được nó chúng ta phải cầu nguyện xin Thần Khí soi chiếu và hướng dẫn chúng ta lựa chọn và đón nhận chân lý của Đức Kitô được truyền thông trong Giáo hội.”

Vũ Hoàng chuyển ngữ

Related posts