Lectio: Chúa Nhật XXIII Thường Niên (C)
Các điều kiện để làm môn đệ Đức Giêsu
Lc 14:25-33
Lời nguyện mở đầu
Lạy Thiên Chúa Toàn Năng ngự trên cao,
Chúa đã biến đời sống mỏng manh của chúng con thành đá tảng đền thờ Chúa ngự.
Xin hãy hướng dẫn tâm trí chúng con biết đập vỡ những phiến đá trong sa mạc,
để cho nước có thể chảy ra hầu làm dịu cơn khát của chúng con.
Nguyện xin cho sự nghèo nàn về cảm xúc của chúng con che phủ chúng con như tấm áo choàng trong bóng tối của đêm đen.
Và xin Chúa hãy mở lòng trí chúng con để chúng con có thể nghe được tiếng vang vọng của sự im lặng cho đến lúc bình minh,
Xin Chúa hãy ấp ủ chúng con trong ánh sáng của buổi rạng đông,
Xin hãy mang đến cho chúng con,
Với than hồng từ lửa của những người chăn chiên của Đấng Tuyệt Đối
Là những người canh thức cho chúng con được gần với Thầy Chí Thánh, hương vị của kỷ niệm thánh.
1. Bài Đọc
a) Phúc Âm:
25 Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu. Người ngoảnh lại bảo họ rằng: 26 “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em, và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta. 27 Còn ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. 28 “Và có ai trong các ngươi muốn xây tháp, mà trước tiên lại không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem mình có đủ để hoàn tất không? 29 Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng hoàn tất, thì mọi người xem thế sẽ chế diễu người đó rằng: 30 “Tên này khởi sự xây cất, mà không hoàn thành nổi. 31 Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? 32 Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. 33Cũng vậy, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ Ta được.”
b) Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Chúng ta hãy để cho Lời Chúa vang vọng ở trong lòng chúng ta.
2. Suy Gẫm
a) Một vài câu hỏi gợi ý:
– Nếu ai đến với Ta mà không dứt bỏ … thì người ấy không thể làm môn đệ Ta: Có thật chúng ta phải đến độ tách rời chính mình với các mối liên hệ trong lòng chúng ta: những tình cảm được nhận lãnh và cho đi, cả mạng sống mình, để đi theo Chúa Giêsu không?
– Còn ai không vác thập giá mình mà theo Ta thì không thể làm môn đệ Ta được: Tôi đã có được trong người lý lẽ của thập giá, đó là, lý lẽ của tình yêu cho đi một cách tự ý chưa?
– Các phương tiện để hoàn tất điều này: Tôi có khả năng để nghĩ rằng đời sống đức tin của tôi đã trưởng thành chưa hay là đó chỉ là một lúc bốc đồng nội tâm rồi sẽ tàn lụi theo với thời gian và trôi qua với các sự kiện trong cuộc sống hằng ngày của tôi mà thôi?
– Để tránh có những kẻ đứng ngoài chế diễu về một việc mới bắt đầu: những ai đi theo Chúa thì được hưởng gì khi không có những nguồn nhân lực để tiếp tục, đó là, sự chế nhạo vì kém khả năng, có sẽ áp dụng cho tôi không?
– Không ai có thể làm môn đệ Ta trừ khi người ấy từ bỏ tất cả của cải mình đang có: Tôi có tin rằng chìa khóa để làm môn đệ Chúa là sự nghèo khó vô tài sản và chân phúc của khó nghèo không?
b) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Chúng ta là những người đi theo Chúa Giêsu, với tất cả những hành lý trong quá khứ của chúng ta. Là một trong số nhiều người, tên chúng ta có thể không được biết đến. Nhưng khi Chúa ngoảnh lại và Lời của Người đụng chạm vào nỗi đau của những mối quan hệ đã cột chặt các mảnh rời của đời sống chúng ta, các câu hỏi được gói ghém trong một thung lũng của các âm vang cổ xưa nhất và chỉ một câu trả lời khiêm tốn đến từ những hoang tàn đổ nát của các công trình dở dang: Lạy Chúa, chúng con sẽ phải theo ai bây giờ? Chỉ có Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời.
Câu 25-26: Khi ấy, có nhiều đám đông cùng đi với Chúa Giêsu. Người ngoảnh lại bảo họ rằng: “Nếu ai đến với Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em, và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta”. Chúa không quan tâm đến việc đếm xem có bao nhiêu người đến với Chúa. Lời của Người rất mạnh mẽ và tỏ tường. Có ai mà không biết được ý nghĩa của ghét bỏ không? Nếu tôi ghét một người nào, thì tôi sẽ tránh xa người đó. Sự chọn lựa giữa Chúa và lòng thương mến cha mẹ là điều đòi hỏi đầu tiên để làm môn đệ Chúa. Để học hỏi từ Chúa Kitô, thật là cần thiết để đi tìm một lần nữa cốt lõi của mỗi tình yêu và sự quan tâm. Tình yêu của một người đi theo Chúa không phải là một tình yêu chiếm hữu, mà là một tình yêu của sự tự do. Đi theo một aiđó mà không cần có bất kỳ bảo đảm như quan hệ huyết thống có thể có, đó là, mối quan hệ gia đình và huyết thống gia tộc của người ấy, đó là, cuộc sống của một người, là môn đệ Chúa, một nơi mà cuộc sống của Ơn Khôn Ngoan được phát sinh.
Câu 27: Còn ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta. Mối ràng buộc duy nhất giúp chúng ta đi theo Chúa Giêsu là cây thập giá. Dấu hiệu này của tình yêu mà không thể bị tước đoạt, có khả năng trở nên lời nói ngay cả khi mọi vật trên thế giới đều im lặng bằng cách lên án và cái chết, là bài học của người Rabbi sinh ra tại một làng nhỏ nhất trong xứ Giuđêa.
Câu 28: Và có ai trong các ngươi muốn xây tháp, mà trước tiên lại không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem mình có đủ để hoàn tất không? Để xây một cái tháp, nó đòi hỏi một khoản tiền lớn lao cho những ai có nguồn tài lực hạn chế. Một ý định tốt để xây thì chưa đủ, người ta cần phải ngồi xuống, tính toán các chi phí, tìm phương cách để đưa dự án đến hoàn tất. Đời sống con người không đầy đủ và mãn nguyện bởi vì dự án càng lớn thì nợ càng chồng chất! Một dự án được thực hiện để đánh giá: không biết cách tính toán những gì trong khả năng để hoàn tất công việc không phải là sự khôn ngoan của những ai sau khi đã cày xong thửa đất để chờ cơn mưa, nhưng lại thiếu hiểu biết về cách thu hoa lợi từ những hạt giống được ném vào giữa sỏi đá và các bụi gai, lại không ra công tìm cách xới tơi miếng đất.
Câu 29-30: Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng hoàn tất, thì mọi người xem thế sẽ chế diễu người đó rằng: “Tên này khởi sự xây cất, mà không hoàn thành nổi”. Sự chế diễu của các người khác ví như cát được sàng lọc trên những cảm giác niềm hy vọng của người muốn tự mình với cao, là phần thưởng cho ai có tính kiêu căng khoác lên mình bộ áo nhân đức. Có bao nhiêu sự bẽ mặt mà chúng ta không mang trên người, nhưng số hoa trái chúng ta thu nhặt được thì quá it ỏi so với biết bao kinh nghiệm đớn đau! Đặt móng rồi mà sau đó không hoàn tất được công trình thì thật là vô ích. Những ước vọng tiêu tan đôi khi là những trợ giáo tốt cho lòng tự tin ngờ nghệch của chúng ta … nhưng chúng ta đã không hiểu điều đó khi mà chúng ta còn cố gắng che đậy sự thất bại của chúng ta và ảo tưởng của chúng ta khi thức giấc từ thế giới thần thoại của những giấc mơ thời ấu thơ. Vâng, Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy trở nên như con trẻ, nhưng một đứa trẻ sẽ không bao giờ giả vờ xây một cái tháp “thật”! Đứa trẻ sẽ hạnh phúc với một cái tháp nhỏ trên bãi biển, bởi vì đứa trẻ ấy biết rõ năng lực của mình.
Câu 31-32: Hoặc có vua nào sắp đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi suy nghĩ xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. Không ai có thể thắng một cuộc chiến mà không cần gửi đoàn sứ giả hòa bình đi trước. Điều kiện để tranh đấu cho quyền lợi tối cao của nhà vua trên mọi người khác là không được phép chiến bại, bởi vì con người không được kêu gọi để làm vua trị vì, nhưng để làm chúa tể hòa bình. Tiếp cận với đối phương khi họ còn ở xa là dấu hiệu tốt đẹp nhất của sự chiến thắng nơi mà không có người thắng cũng không có kẻ bại, nhưng tất cả đều trở thành tôi tá của Đấng có quyền lực thực sự trên thế giới: hòa bình và sự sung mãn của các tặng phẩm từ Thiên Chúa.
Câu 33: Cũng vậy, bất kỳ ai trong các ngươi không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ Ta được. Nếu chúng ta xem xét cẩn thận các mối tội đầu, chúng ta sẽ khám phá ra chúng trong cách thức sở hữu mà Đức Giêsu đã nói đến. Một người mà cuộc sống mình dựa vào các tài sản của cải thì là một kẻ vô hạnh là người giả vờ có quyền lực trên tất cả mọi thứ (tự phụ), tận hưởng một cuộc sống của hưởng thụ (dục vọng), vượt quá những giới hạn của quyền cá nhân (giận dữ), đói khát các của cải vật chất (mê ăn uống), ăn cắp của người khác (ganh tị), bo bo những thứ cho riêng mình (tham lam), chiều chuộng bản thân quá độ mà không cam kết bất cứ điều gì (lười biếng). Người môn đệ, trái lại, đang đi trên lối của nhân đức sống của những ân sủng từ Chúa Thánh Thần: Người ấy là người có sự hiểu biết về việc của Thiên Chúa (ơn khôn ngoan) và chia sẻ nó mà không giữ lại cho riêng mình, và đào sâu vào ý nghĩa thiết yếu của Đời Sống là gì (ơn hiểu biết), người đã lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh (ơn biết lo liệu), và phản ảnh trên mỗi sự nhận thức rõ ràng (ơn biết lo liệu), người cho phép chính mình được bảo vệ bởi những giới hạn của bản thân (ơn dũng cảm) và không đầu hàng trước cám dỗ của tội lỗi, người hiểu biết những bí mật của lịch sử (ơn hiểu biết) để xây dựng những chân trời của sự tốt lành, người không tự cho mình có quyền tạo ra lý lẽ, nhưng lại là người hoan nghênh việc can thiệp của Thiên Chúa (ơn đạo đức), người xuất hiện từ vực thẳm của im lặng và biết ơn về những sự kỳ diệu của Đấng Hóa Công (ơn kính sợ Thiên Chúa) mà không e ngại về sự nhỏ bé của mình. Vì thế, người môn đệ là một người giống như Chúa Giêsu.
c) Suy gẫm Lời Chúa:
Trái tim của chúng ta là những tấm lưới làm bằng sự ràng buộc. Chúng ta có những mối quan hệ chăm sóc ân cần và lòng biết ơn, những mối quan hệ của tình yêu và sự lệ thuộc, những mối quan hệ bất tận với tất cả mọi thứ đã động chạm đến cảm xúc của chúng ta. Chúa Giêsu nói về những mối liên hệ huyết tộc: cha, mẹ, vợ, con cái, anh chị em, và những mối quan hệ với cuộc sống mà theo tinh thần ngôn ngữ Do Thái Semitic được tượng trưng bằng máu. Nhưng trái tim phải được thoát khỏi những ràng buộc này để đến với Chúa và tạo nên một mối liên hệ mới mang lại cho cuộc sống bởi vì nó cho người ấy sự tự do được đích thực là mình. Mọi người môn đệ chỉ có một nhiệm vụ: học hỏi và không phụ thuộc vào ai. Các liên hệ huyết thống tạo nên sự phụ thuộc: áp lực tình cảm thường xuyên ngăn trở người ta việc xây dựng tháp của sự tồn tại của họ như thế nào? Thường xuyên các lời này đã được nghe: Nếu con thương mẹ, thì hãy làm điều này! Hoặc: Nếu anh yêu em, thì đừng làm việc này …? Đời sống tự nó có thể giam hãm bạn khi nó ràng buộc bạn vào những chuyện không thích hợp vật chất hoặc tinh thần; vì thế làm ảnh hưởng đến câu chuyện phức tạp của bạn, hoặc khi nó ràng buộc bạn đến nỗi bạn phải quyết định một cách kém suy xét với một ý chí đã bị suy yếu bởi hàng ngàn các sự kiện và áp lực. Cây thập giá không hề ràng buộc, nó thúc giục bạn tuôn đổ tất cả những gì bạn có thể tuôn đổ ra: máu và nước, ngay cả đến giọt cuối cùng: tất cả đời sống bạn như một món quà mà không mong đợi bất kỳ phần thưởng nào. Thuộc về hơn là sở hữu là bí quyết của tình yêu cho không của Thầy và của các môn đệ. Bất cứ ai đi theo Chúa Giêsu không chỉ là một môn đệ để tìm hiểu về một học thuyết, mà còn trở nên một môn đệ yêu dấu, có khả năng thuật lại những kỳ công của Thiên Chúa khi ngọn lửa Chúa Thánh Thần sẽ khiến người ấy thành ngọn lửa trên cây nến cho thế gian.
3. Cầu Nguyện
Thánh Vịnh 22 (23)
CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
4. Chiêm Niệm
Lạy Chúa, khi Chúa quay lại nhìn con, lời của Chúa thấu qua tâm trí con và thách thức con với tất cả mọi sự thuộc về đời sống con. Nó như là một cái kéo không ngại ngần nhưng nhẹ nhàng cắt đứt mọi quan hệ đã nuôi dưỡng con và giúp con tiến bước. Và điều này là hành động thật đích xác và cần thiết để phục hồi lại hơi thở hoàn toàn và sự tự do của con. Kinh Thánh có nói trong những trang đầu tiên về nhân loại: Người nam sẽ lìa cha mẹ mình và sẽ hướng tới một sự viên mãn mới, tất cả con người anh ta hướng tới sự hợp nhất với một người, có khả năng kết sinh hoa trái và sự sống mới. Nhưng chúng ta đã chưa nắm giữ được ý chính của dự án tuyệt vời này, một lời tạo nên sự bất tiện bởi vì nó giống như những làn sóng của biển khơi nơi mà bạn không thể để tự thả lỏng mình mà không có sự bảo đảm, Lời: sự chuyển động. Sự sống không ngừng lại. Một tình yêu và một sự sống nhận được từ người cha và người mẹ. Vâng, một tình yêu trọn vẹn, nhưng tình yêu ấy không giới hạn chân trời. Người nam sẽ lìa bỏ … và sẽ đi … Một người nam và một người nữ, hai nên một, con cái sẽ là khuôn mặt của tình yêu của họ, nhưng rồi mai kia đến lượt chúng cũng sẽ lìa bỏ … nếu bạn dừng lại để níu lấy cuộc sống, cuộc sống sẽ chết trong nắm tay của bạn. Và cùng với cuộc sống, giấc mơ chưa trọn vẹn của bạn cũng sẽ chết, giấc mơ của một tình yêu vẹn toàn thì không bao giờ cạn kiệt. Lay Chúa, xin ban cho chúng con hiểu rằng yêu mến là đi theo, lắng nghe, đi, dừng lại, là đánh mất bản thân mình để tìm thấy chính mình trong chuyển động của sự tự do đáp ứng mọi ước muốn cho việc sở hữu đời đời. Xin Chúa đừng để con, vì ích lợi của việc sở hữu một phần của đời sống, mà đánh mất đi niềm vui thuộc về đời sống, cho rằng đời sống thiêng liêng đến rồi đi trong con cho những người khác và từ những người khác cho con để làm cho ngày tháng qua đi bằng những làn sóng của sự Tự Do và các ân sủng từ Thiên Chúa trong những hạn chế của mỗi đời sống. Xin ban cho con luôn có thể là người môn đệ yêu mến của sự sống chết dần của Chúa, có khả năng đón nhận di sản của tình cha con và giám hộ, trong Chúa Thánh Thần, của mọi tình mẫu tử đích thực.
——————-
về tác giả và dịch giả:
Các bài viết Lectio Divina cho nhóm tác giả; Lm. Carlos Mesters, O.Carm. Nt. Maria Anastasia di Gerusalemme, O.Carm., Lm. Cosimo Pagliara, O.Carm. Nt. Maria Teresa della Croce, O.Carm. Lm. Charlò Camilleri, O.Carm. Lm. Tiberio Scorrano, O.Carm. Nt. Marianerina De Simone, SCMTBG và lm. Roberto Toni, O.Carm., Dòng Cát Minh biên soạn. Bản dịch tiếng việt do Cô Martha Nhung Trần thực hiện. Tác giả và dịch giả giữ bản quyền.
dongcatminh