Nhìn lại “việc an ninh” không an toàn tuyệt đối cho Đức Giáo hoàng
EMTY (Vatican Insider, 7-22-2013) – Vào Chủ Nhật tuần trước, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã điềm tĩnh nhắc nhở thế giới rằng ngài sắp đi Brazil cho Ngày Giới trẻ Thế giới Rio 2013. Hàng trăm ngàn trong số 2 triệu bạn trẻ dự kiến tham dự tại Rio đang mong đợi ngài ở đó.
Bất kỳ biện pháp an ninh để bảo đảm an toàn cho Đức Giáo hoàng giữa đám đông dân chúng sẽ vô hiệu. Ngày nay, hơn bao giờ hết, an ninh là một vấn đề lớn chưa được giải quyết, đặc biệt là do chọn lựa của Đức tân Giáo hoàng. Lịch sử đã minh chứng sự thật rằng trong suốt chiều dài 2 thế kỷ, sự an ninh duy nhất mà những người kế vị Thánh Phêrô thừa hưởng là tử đạo, theo sau hàng nhiều thế kỷ là những sự cố đầy kịch tính và đôi khi khủng khiếp.
Có những trường hợp giáo hoàng bị bỏ tù, bị lưu đày, bị đầu độc và bị truất ngai bằng vũ lực. Ví dụ như vào thế kỷ 5, ĐGH Vigilius bị giam cầm tại Rôma, bị ép buộc đến Civitavecchia bằng vũ lực và sau đó bị đưa lên tàu sang Constantinople, nơi ngài phải ở tù gần 15 năm. Ngài đã chết trên chuyến hồi hương, sau cái chết của Hoàng hậu Theodora, người đã muốn cầm chân ngài cách xa bà càng nhiều càng tốt, để bảo vệ sự độc lập – cũng như giáo lý – của Tổng Giám mục Constantinople.
Trở lại 1.400 trước, đã có những trường hợp như Đức Giáo hoàng Piô VI và Piô VII, đã bị Napoleon giam cầm và bị đày sang Pháp. Những vị khác đã bị giết chết và thi thể của các ngài bị ném xuống từ đỉnh tháp Castel S. Angelo. Đây trường hợp đã xảy ra với Đức Gioan VIII, vị Giáo hoàng đầu tiên phải chết do bạo lực chứ không phải tử vì đạo, vào năm 882.
Nói về an ninh, điển hình là trường hợp của Đức Piô IX. Ngài đã chủ trì việc huỷ bỏ Hiệp ước Porta Pia và qua đời vào năm 1878. Khi linh cữu ngài được đưa đến St Lawrence ngoại thành để mai táng, có một số người trung thành với nhóm chống-giáo hoàng đã mưu toan cướp quan tài của ngài trên Cầu Sant’Angelo và ném xuống sông Tiber.
Nhưng vấn đề an ninh đã trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây. Các mối đe doạ được thực hiện dưới hình thức những cuộc tấn công quy mô và số lượng các trường hợp này đang gia tăng.
Những cuộc tấn công đó không cần quy mô như vụ tấn công 11-9, được coi như cuộc tấn công khủng bố. Trong một chuyến tông du đến Philippines hồi tháng 11-1970, Đức Phaolô VI bị một vết thương nhẹ ở tay, sau khi một người đàn ông Colombia loạn trí đã cố gắng ném một con dao găm vào ngài. Ngài đã được cứu nhờ sự can thiệp nhanh chóng của vị thư ký riêng của ngài, Đức ông Pasquale Macchi và Đức ông Paul Marcinkus, người vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch mới của Ngân hàng Vatican, và vì vậy có liên can vào các sự kiện xảy ra vào thời điểm đó.
Rồi còn xảy ra cuộc tấn công nổi tiếng và kịch tính hơn bao giờ nhằm tước đoạt mạng sống của giáo hoàng: cuộc tấn công của tên sát thủ chuyên nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ Ali Agca bắn Đức Gioan Phaolô II vào ngày 13-5-1981. Vào thời điểm đó, Agca là một thành viên của tổ chức khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ “Grey Wolves” (Những con sói xám).
Mạng sống của Đức Gioan Phaolô II đã được cứu thoát nhờ một nữ tu nắm lấy tay tên sát thủ và – theo chính lời của Đức Gioan Phaolô II – nhờ Đức Mẹ Fatima, mà ngày lễ kính trùng vào hôm đó. Đức Gioan Phaolô II đã sống sót sau khi trải qua cuộc giải phẫu rất nguy hiểm kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ và ngài đã dần hồi phục. Ngài lại tiếp tục tông du bất chấp rủi ro.
Một năm sau, vào năm 1982, một “linh mục” Tây Ban Nha tên Juan Maria Fernandez y Kron tiếp cận Đức Giáo hoàng và đe doạ ngài bằng một lưỡi lê: vị linh mục này, tự gọi mình là một người ủng hộ bạo lực, truyền thống, thuộc nhóm Lefebvrian ủng hộ Đức Quốc xã, xem Đức Karol Wojtyla như một gián điệp của Moscow, người đang phá hoại Giáo Hội bằng cách đưa Giáo Hội ngày càng xa rời Giáo lý Công giáo.
Quốc hội Ý đã cố gắng giải quyết vấn đề an ninh của Đức Giáo hoàng khi ở nước ngoài vào năm 1992 nhưng không tìm được giải pháp cụ thể nào. Trong chuyến đi đến Sarajevo của Đức Gioan Phaolô II vào tháng 4-1997, vào phút chót, 24 quả bom chống xe tăng đã được phát hiện chôn dưới đất. Những quả bom đó đều có thể được kích hoạt từ xa và phát nổ qua một tín hiệu điện tử.
Vụ tấn công 11-9 ở Hoa Kỳ chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn đến các biện pháp an ninh trên toàn thế giới, bao gồm cả an ninh cho Đức Giáo hoàng.
Hùng Nguyễn
emty