Vui học 

Đố vui năm rồng

Đố vui Năm Rồng

Với ước mong góp thêm một chút hành trang cho các anh chị Huynh Trưởng – Giáo Lý Viên trong các cuộc họp mặt dịp Tết Nguyên Đán, xin được gởi đến các anh chị một số câu đố vui liên quan đến năm Nhâm Thìn (Năm Rồng) sau đây.

1.      Trong 12 con giáp, con giáp nào chưa ai thấy tận mắt bao giờ?

2.      Rồng là con giáp thứ mấy trong 12 con giáp?

a. Thứ nhất

b. Thứ ba

c. Thứ năm

3.      Liền ngay sau năm con rồng là năm con gì?

a. Rắn

b. Ngựa

c. Dê

4.      Rồng là loài vật chỉ có trong thần thoại Phương Đông.

a. Đúng

b. Sai

5.      Trong tứ linh (4 con vật linh thiêng), rồng được xếp thứ mấy?

6.      Trong thần thoại Phương Tây, rồng có nghĩa tốt hay nghĩa xấu?

7.      Theo truyền thuyết, rồng được sinh ra ở đâu?

a. Dưới nước

b. Trên đất liền

c. Trên trời

8.       Một trò chơi dân gian rất được yêu thích liên quan đến rồng có tên gọi là gì?

a. Múa rồng

b. Rồng rắn lên mây

c. Rồng vàng

9.       Con vật nào khi vượt qua Vũ Môn Quan sẽ được hóa rồng?

10.  Người Việt Nam thường hãnh diện cho mình là con là cháu của ai?

11. Vị vua từng “sống dưới nước” nổi tiếng trong truyền thuyết Việt Nam là ai?

a. Tần Thuỷ Hoàng

b. Long Vương

c. Lạc Long Quân

12.  Rồng thường được ghép với uy quyền của ai?

a. Tạo Hoá

b. Vua chúa

c. Thiên nhiên

13.  Rồng màu gì cao quí nhất được dùng để chỉ Thiên tử?

a. Rồng đỏ

b. Rồng xanh

c. Rồng vàng

14.  Nơi vua ở thường được gọi là gì?

a. Long gia

b. Long cung

c. Long triều

15.  Xe vua đi được gọi là gì?

a. Long xa

b. Long giá

d. Long thừa

16.  Mặt của vua được gọi là gì?

a. Long diện

b. Long nhãn

c. Long nhan

17.  Vua phải vất vả thăng trầm gọi là “long đong”; vua cỡi ngựa đi chơi rong gọi là “long” gì?

18.  Trong các “long” sau đây: long nhãn, long mạch, long mộng, long bào, long não, long gối, long răng, long óc, long tóc gáy,… chữ “long” trong “long” nào có nghĩa là “của vua”?

19.  Các từ sau đây, từ nào không phải là địa danh: Long An, Long Khánh, Long Hải, Long Thành, Long Thể, Long Điền, Long Biên, Long Hương?

20. Trong truyền thuyết Việt Nam, địa danh nơi mà rồng bay lên được gọi là Thăng Long; còn địa danh nơi mà rồng đáp xuống được gọi là gì?

21.  Một con sông lớn ở nước ta mang tên rồng là con sông nào?

22. Trong các thứ rau củ quả, có một thứ được ghép với từ rồng đó là thứ gì?

23.  Thành ngữ nào thường được dùng để nói khi có khách quí đến thăm nhà?

24.  Để mô tả lối viết văn hay kiểu viết chữ bay bướm lã lướt, người ta dùng thành ngữ nào?

25.  Để diễn tả một người ăn nhiều, nói mạnh, nhưng làm thì chẳng ra gì, người ta dùng thành ngữ nào?

26.  Thành ngữ “Miệng rồng” để chỉ những người có miệng như thế nào?

a. Miệng đẹp

b. Miệng rộng

c. Miệng hô

27.  Hình ảnh con rồng chỉ xuất hiện trong sách nào của Kinh Thánh?

a. Tin Mừng Gioan

b. Công Vụ Tông Đồ

c. Khải Huyền

28.  Con rồng được nói đến trong Kinh Thánh ám chỉ ai?

a. Thiên Thần

b. Satan

c. Chúa Giêsu

29.  Hãy điền vào chỗ trống câu ca dao sau đây:

“Rồng vàng tắm nước …

người khôn ở với người ngu bực mình”.

30.  Điền từ thích hợp nhất vào chỗ trống trong câu thơ sau đây:

“Thân em như trái…..

Áo xanh yếm đỏ long đong chợ đời”.

 

ĐÁP ÁN

 

 

1. Con rồng

2. a

3. a

4. b

5. Thứ nhất

6. Nghĩa xấu

7. a

8. b

9. Cá chép

10. “Con rồng cháu tiên”

11. c

12. b

13. c

14. b

15. a

16. c

17. Long nhong

18. Chữ “long” trong “long bào”

19. Long Thể

20. Hạ Long

21. Cửu Long

22. Đậu rồng

23. “Rồng đến nhà tôm”

24. “Rồng bay phượng múa”

25. “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”.

26. b

27. Chúa

28. b

29. Ao tù

30. Thanh long

 

Phan Thiết, Tết Nhâm Thìn

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Related posts