Quỷ Satan đem đến đau khổ cho Job và gia đình. Lấy từ William Blake's Illustrations of the Book of Job, 1826.Tài liệu Văn hóa & Đức tin 

Satan, nguồn gốc mọi xung khắc bạo lực giữa con người

Phỏng vấn triết gia Claudio Tardini, về phương pháp hot động của Satan, nguồn gốc của mọi xung khắc chiến tranh và bạo lực giữa con người với nhau trên thế giới

Năm 1999 triết gia René Girard người Pháp cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Đã thấy Satan từ trời rơi xuống như ánh chớp”, trong đó ông áp dụng cho Belzebul ”lý thuyết vật hiến tế”, dựa trên hiến tế của người vô tội để chuộc sự dữ. Mới đây một trong những môn sinh của ông là triết gia Claudio Tardini, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Ma qủy, có lẽ thế. Suy tư trở lại Satan ngày nay”. Mục đích là thử thành lập một ”khoa ma qủy học hữu lý” và trao ban trở lại quyền công dân cho Satan trong tư tưởng ngày nay, bằng cách trốn chạy chủ trương nghi hoặc duy lý cũng như các lo sợ của thuyết duy tín.

Triết gia René Girard sinh năm 1923 tại Avignon miền nam nước Pháp, du học tại Hoa Kỳ và dậy môn văn chương so sánh tại đại học Stanford cho tới khi về hưu năm 1995. Ông chuyên nghiên cứu về lãnh vực nhân chủng triết lý, và có ảnh hưởng lớn trên ngành phê bình văn chương, tâm lý, lịch sử, xã hội học và thần học. Giáo sư cũng là tác giả của trên 30 cuốn sách. Các suy tư của ông tập trung vào ba đề tài chính: ước muốn bắt chước, guồng máy của con dê đền tội, và khả năng của Thánh Kinh vén mở cho thấy cả hai. Trong các sách của ông có cuốn ”Bạo lực và sự thánh thiêng” đề cập tới nguồn gốc việc hiến tế.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của triết gia Claudio Tardini, môn sinh của ông, về phương pháp hoạt động của Satan, nguồn gốc của mọi xung khắc chiến tranh và bạo lực giữa con người với nhau trên thế giới.

Hỏi: Thưa giáo sư Tardini, trong cun sách ”Suy tư trở lại Satan ngày nay”, giáo sư cho rằng cần phải tái thành lập một ngành ”ma qủy học hữu lý”, nghĩa là tái trao ban cho ma qủy quyền công dân trong tư tưng ngày nay, và tránh xa khuynh hướng hoài nghi duy lý cũng như các sợ hãi của chủ trương duy đức tin. Lý thuyết này không đơn giản. Giáo sư có thể giải thích thêm một chút hay không?

Đáp: Tôi đã chỉ lấy lại tư tưởng của triết gia René Girard. Giáo sư Girard giải thích trở lại guồng máy bắt chước nạn nhân trong các từ ngữ của khoa ma qủy học. Luận thuyết chính của ông là các cạnh tranh giữa con người đều bị các tiến trình Satan tháp nhập vào.

Trong thực tiễn theo giáo sư Girard, tất cả mọi người đều ước mong một cái gì đó, nhưng điều đó lại được gợi ý bởi một kẻ nào khác. Nghĩa là chúng ta luôn luôn bắt chước một mô thức, và thực tại đó phù hợp với Satan là kẻ quyền rũ, cám đỗ con người với hình ảnh của sự thành công. Nhưng tiến trình này tạo ra sự cạnh tranh không thể tránh được, trong nghĩa nếu tôi ước muốn điều thuộc về người khác, thì đối tượng bị tranh giành giữa nhiều địch thủ khác nhau. Như thế xảy ra một chướng ngại mà ông Girard gọi là ”xìcăngđan”, và một khía cạnh khác quen thuộc của ma qủy được vén mở lên, trong nguồn gốc của nó là ”kẻ chia rẽ”. Không phải vô tình mà trong đoạn Phúc Âm trong đó Đức Giêsu mắng ông Phêrô ”Satan hay xéo ra sau Ta”, Satan được kết hiệp với việc gây vấp phạm.

Hỏi: Và chính khi đó bùng nổ bạo lực, có đúng thế không? Giáo sư có th đơn cử vài thí dụ không?

Đáp: Đúng vậy. Và khi các cạnh tranh trở thành toàn cầu, thì chúng thường tự giải quyết bằng sự trục xuất, bằng cách chuyển đi sự gian ác của tất cả mọi người chống lại một người: đó là con dê đền tội. Xem ra đó là việc đội triều thiên cho hệ thống của Satan: khiến cho kẻ vô tội trở thành qủy dữ. Bởi vì chúng ta thường rất giỏi, khi chỉ trích các giáo phái tôn thờ Satan, là một thiểu số, nhưng lại quên rằng trên bình diện sâu xa hơn chúng ta tất cả đều là bà con với cùng một thứ luận lý đó của Satan.

Thí dụ như phong trào săn bắt các nữ phù thủy, hay cuộc diệt chủng Do thái và chủ thuyết bài người Semít. Triết gia Girard giải thích chúng như là guồng máy satan, kể cả phong trào khủng bố tôn giáo, nảy sinh từ sự đối kháng giữa nền văn hóa Hồi giáo và thế giới Tây Phương. Trên bình diện thường ngày hơn, chỉ cần nghĩ tới biết bao nhiêu sự kiện được đăng tải trên các phương tiện tryền thông xã hội thì đủ hiểu, trong đó lỗi lầm rơi trên đầu kẻ đến sau cùng, trên người ngoại quốc, trên người yếu đuối nhất và như thế dễ bị tố cáo nhất.

Hỏi: Tuy nhiên chính nhờ thế mà người ta xả các căng thng như là một cái van an ninh… Như vậy nhân loại nhờ có Satan mà đưc hưởng trật tự như nó đang hưởng, có phải vậy không thưa giáo sư?

Đáp: Chính ở điểm này có một văn bản khác của Phúc Âm trở thành hiển nhiên hơn. ”Satan đánh đuổi Satan” và ”nước của nó bị chia rẽ trong chính mình”. Ma qủy hành xử như một ký sinh trùng: nó tạo ra các xung khắc, nhưng khi các xung khắc đạt tột đỉnh, thì nó lại tháp vào một hệ thống tự bảo vệ; bởi vì nếu xã hội bị hủy hoại, thì ma qủy cũng sẽ chết. Vì thế để cầm cự, nó phải tự trục xuất chính mình.

Hỏi: Nhưng giáo sư Girard lại cho rằng guồng máy ấy đã bị Chúa Kitô bẻ gẫy rồi, thưa giáo sư?

Đáp: Thật thế, tiến trình phá hủy phương pháp của Satan đã bắt đầu trong Thánh Kinh Cựu Ước, nhưng việc loại bỏ nó đã xảy ra với Đức Giêsu Kitô, đặc biệt là qua cuộc Khổ Nạn của Người, là văn bản đầu tiên được viết ra từ phía bình diện của nạn nhân. Để bẻ gẫy cái vòng ấy, cần phải có một hy lễ có hình thức giống các hy lễ của các tôn giáo kỳ cựu. Trong Phúc Âm thượng tế Caipha nói rõ điều này: ”Nên để cho một người chết thay cho dân thì hơn”. Tuy nhiên, với việc từ chối nổi loạn, nạn nhân lại tháo bỏ bản lề của nó và vén mở cho thấy hệ thống con dê đền tội tự nó là satan.

Hỏi: Và đến đây thì Satan bị thua trận?

Đáp: Không. Người ta kiểm chứng là có sự lộn ngược của toàn hệ thống, nhưng không phải là sự hủy hoại nó. Trái lại, một cách mâu thuẫn, Kitô giáo khiến cho Satan trở thành dữ tợn hơn nữa, trong nghĩa Kitô giáo không cho phép Satan tự đuổi chính nó, và vì thế cho thấy cái bạo lực của nó. Trong lúc nó bị thua, ma qủy cũng được tháo xích: không có sự thánh thiêng làm phanh hãm như trước đó nữa.

Hỏi: Chính vì vậy mà giáo sư viết rằng ma qủy không ở trong hỏa ngục, nhưng  trên trái đất này, có phải thế không?

Đáp: Vâng, với biến cố đóng đanh Đức Kitô, để còn sống Satan phải gia tăng các hoạt động thù nghịch liên tục của nó. Và trái đất trở thành hỏa ngục.

Hỏi: Nhưng như thế hậu qủa là Kitô giáo gây thiệt hại cho hòa bình hay sao thưa giáo sư?

Đáp: Điều Chúa Giêsu đã nói trong Phúc Âm được thực hiện: ”Các con đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo” (Mt 10,34). Nhưng đàng khác, Chúa Kitô là Đấng duy nhất cống hiến cho con người khả thể tự giải thoát một cách vĩnh viễn khỏi guồng máy của Satan. Người là Đấng duy nhất có thể được noi gương mà không tạo ra sự cạnh tranh, nghĩa là không tạo ra bạo lực. Với việc phổ biến Kitô giáo, cả khi một cách chậm chạp và với nhiều trơn trượt, việc săn sóc các nạn nhân đã phát triển.

Hỏi: Thưa giáo sư, đúng ra thì các người cho mình là “đi” nói ngược lại: họ tố cáo rằng chính các tôn giáo yêu sách nắm giữ chân lý tuyệt đi, đã làm nảy sinh ra bạo lực. Riêng giáo sư thì giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Chắc chắn là Satan cũng hoạt động trong các tôn giáo nữa, trong lúc các tôn giáo tự giải thích trở lại trong từ vựng hy tế. Nếu chân lý được khẳng định như là sự chiếm hữu, thì nó rất có thể trở thành khí giới chống đối các chân lý khác… Đàng khác, sẽ là điều rất vĩ đại rồi, nếu mỗi truyền thống tôn giáo ý thức được các con dê đền tội của mình.

Hỏi: Thưa giáo sư, cả các tôn giáo khác nữa cũng đã thử tìm trừ qủy ước muốn trong nhiều cách thế khác nhau. Chúng ta hãy nghĩ tới Phật giáo, hay vài tôn giáo đông phương khác chẳng hạn.

Đáp: Thật ra triết gia Girard chấp nhận khả thể các tôn giáo lớn có nguồn gốc không bạo động. Tôi đã không nới rộng việc phân tích, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ là một phương thế tuyệt diệu để thành lập phong trào đại kết.

Hỏi: Giáo sư còn khẳng định rằng tư tưởng phê bình trong thực tế là một hệ thống ma qủy: Satan hoạt động tại các ngõ ngách sâu thẳm nhất trong nền văn hóa của chúng ta? Có thật vậy không?

Đáp: Kiểu lý tính thiên quang luận của chúng ta che dấu cái luận lý của việc trục xuất khiến cho truyền thống tây phương đã bỏ ra ngoài tất cả những gì là mâu thuẫn. Trái lại, Kitô giáo, ngoài lý trí khoa học, còn cống hiến cho con người một sự hiểu biết bao gồm cả các biến cố, mà lý trí không thể thống trị được, trong đó có bạo lực.

(Avvenire 25-1-2012)

Linh Tiến Khải

R.Vatican

Related posts