ĐGH Bênêđictô XVI mang thông điệp tâm linh cho Cuba – gặp gỡ với Fidel Castro
ĐGH Bênêđictô XVI gặp ông Fidel Castro
Báo chí nhà nước Cuba đã đưa tin về nguyện vọng của cựu chủ tịch Fidel Castro đang bị bệnh nặng vào tối thứ Ba rằng: “Cho dù chỉ gặp ĐGH Bênêđictô XVI được vài phút cũng đủ rồi”. Có thể ĐGH sẽ đáp ứng nguyện vọng này trước khi khởi hành trở về Vatican vào chiều thứ Tư có một cuộc gặp gỡ ngắn với cựu chủ tịch Fidel Castro.
Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện điều này. Ông Fidel Castro đã lên tiếng trong trang mạng chính thức của chính phủ Cuba “Cubadebate”: Ông ước muốn hoan nghênh đón chào ĐGH Bênêđictô XVI. Ông Fidel Castro cầu xin “một vài phút thời gian quý báu của ĐGH.”
Giới thạo tin tại Cuba chưa nhận định được ý muốn của cựu chủ tịch Cuba như thế nào để mở lời xin vài phút quý báu của ĐGH Bênêđictô XVI.
Từ lâu người đân Cuba chưa được nhìn trực tiếp cựu chủ tịch Fidel Castro, nhiều người phỏng đoán sức khỏe của ông rất kém và có thể làm cho hình dạng xấu xí đi. Điều này làm cho nhà cách mạng anh hùng Castro ngần ngại cho dân Cuba nhìn thấy bộ dạng bệnh tật hiện tại của ông.
Ông Fidel Castro có ý lo cho phần hồn của mình chăng? Ông đã bị ĐGH Gioan XXIII phạt vạ tuyệt thông vì lúc ấy ông Castro bị trục xuất 130 linh mục và quốc hữu hoá tất cả các trường Công Giáo. Điều này đã xảy ra là vào ngày 3 tháng 1 năm 1962. Cho đến nay chưa có một chứng nhận xác thực từ hai phía về điều này. Một suy diễn có thể hiểu được rằng ông Castro đã bị rút phép thông công của Giáo Hội qua các hành động thù địch cực đoan chống lại Giáo Hội Công Giáo của ông ta. Dù sao đi nữa, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI có thể đưa ông Castro trở lại trong lòng của Giáo Hội – nếu ông đã bị vạ tuyệt thông thực sự. Điều này chỉ được xảy ra, nếu ông Fidel Castro thành tâm mong muốn. Nhưng đó vẫn là một điều bí mật.
Ông Fidel Castro hiện nay 85 tuổi, mắc bệnh ung thư. Ông đã học tại trường công giáo của Dòng Tên. Sau nhiều năm thực hiện các cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo tại Cuba từ lúc ông Fidel Castro lên cầm quyền vào năm 1959 thì vào cuối thập niên 80 ông muốn thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị, mà em trai của ông Raul Castro đang tiếp tục kể từ 30.7.2006.
Một điều được nhắc thêm là tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez đang được điều trị ung thư tại thủ đô Havanna cũng đã gửi lời chào mừng đến ĐGH Bênêđictô XVI. Đây có phải là điều ngẫu nhiên hay không khi ông Chavez luôn là người chống đạo tại Venezuela. Cả ông Fidel Castro lẫn ông Hugo Chavez đang mắc bệnh ung thư trong người.
Tin tức mới nhất của DPA vừa đưa đi vào tối thứ Tư lúc 19g30 – giờ Âu Châu, chứng nhận rằng ĐGH Bênêđictô XVI đã đến thăm người bệnh nặng Fidel Castro. Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican cho báo chí biết, tuy nhiên không tiết lộ các chi tiết về cuộc thăm viếng này.
Hành trang mang đến Cuba của ĐGH Bênêđictô XVI được gói lại trong các thông điệp tâm linh
Joseph Ratzinger được nhiều người biết đến không phải là một Giáo Hoàng nói nhiều về chính trị. Đối với tình hình chính trị tại Cuba ĐGH Bênêđictô XVI không mấy hài lòng, Ngài đã nói trong chuyến thăm viếng Cuba. Tuy nhiên Ngài nói nhỏ nhẹ, gói ghém nó trong những thông điệp tâm linh.
Thế giới ngong ngóng trông chờ, phải mất 40 phút – một thời gian dài hơn dự định: đó là cuộc hội đàm giữa ĐGH Bênêđictô XVI và chủ tịch Raul Castro. Tin sốt dẻo cả hai người không có gì để nói thêm. Hai bên nói về về tình hình trong nước, vai trò của Giáo Hội và các vấn đề nhân đạo. Tình hình về các tù nhân chính trị không nằm trong lịch trình bàn thảo, Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, Phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican cho biết sau cuộc gặp gỡ.
Tòa thánh Vatican đặt trên nền tảng của chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1998 để tiếp tục tăng cường mối quan hệ ổn định giữa Giáo Hội và nhà nước cộng sản Cuba. Ở đây, Đức Giáo Hoàng dùng đường lối ngoại giao mềm mại. Điều này có thể đạt đến thành công ở Cuba, còn phải được xác định. Những kỳ vọng ở vòng ngoài được mọi người đánh giá cao. Cách thế làm việc của Joseph Ratzinger thường không để cho thế giới bên ngoài gây ấn tượng, Ngài luôn chọn con đường riêng của mình, để giải quyết nhu cầu cải cách của chính phủ Cuba.
Khi tiếng súng đại bác nổ lên đón chào danh dự vị khách từ Vatican chưa hết vang lúc ĐGH Bênêđictô XVI đặt chân lần đầu tiên đến Cuba, cộng thêm lời xác định của chủ tịch Raul Castro về “hoàn toàn có tự do tôn giáo” ở Cuba, thì ông Castro đã nhận được sự trả lời từ vị Giáo Hoàng là Ngài không hài lòng với tình hình hiện tại. Mặc dù từ năm 1998 đã được cải thiện mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước Cuba rất nhiều, nhưng chúng ta phải tiếp tục cải thiện hơn nữa. Giáo Hội muốn được tham gia tích cực về những vấn đề xã hội.
ĐGH Bênêđictô XVI không đòi hỏi những yêu cầu của Ngài được gửi đến trực tiếp nhà cầm quyền Cuba, nhưng Ngài đã dùng cách hướng dẫn qua vị Thánh nổi tiếng của Cuba, Đức Trinh Nữ của El Cobre. ĐGH đã thắp lên một ngọn nến trước bức tượng này, dịp mừng lễ kỷ niệm 400 năm và dùng sự tôn kính đặc biệt vị Thánh này của người dân Cuba nhằm khuyến khích họ “để bảo vệ và thúc đẩy các điều kiện của đời sống con người và thực hiện xứng đáng cho các quyền cơ bản của người dân.” ĐGH Bênêđictô XVI dâng lên Đức Trinh Nữ của El Cobre những lời cầu nguyện để dân tộc Cuba có công lý, hòa bình, tự do và sự hòa giải.
ĐGH Bênêđictô XVI đã khẩn khoản cầu nguyện vào sáng thứ Ba, trước tượng Mẹ Maria cho “những người đang đau khổ vì bị tước đoạt tự do, bị xa cách gia đình và đang phải trải qua một thời điểm khó khăn” – đây là cách dùng chữ của Joseph Ratzinger để nói về tù nhân chính trị và các nhà lưu vong Cuba. Đức Giáo Hoàng kêu gọi một “xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt hơn và nhân đạo hơn”. Một xã hội như thế được xây dựng bằng “vũ khí của hòa bình, tha thứ và sự hiểu biết”. ĐGH cố gắng truyền đạt nội dung chính trị qua thông điệp về tâm linh tại Cuba.
ĐGH Bênêđictô XVI luôn xây dựng cách diễn tả của mình dựa trên sức mạnh của lời nói. Dấu hiệu cụ thể Ngài ít khi dùng đến. Như thế, theo mong đợi cuộc họp mặt với các nhà bất đồng chính kiến không có trong chương trình của Ngài tại Cuba. Tòa Thánh Vatican chứng minh điều này bằng cách nói rằng vào năm 1998 ĐGH Gioan Phaolô II đã không thực hiện bất kỳ cuộc gặp gỡ nào với các nhà bất đồng chính kiến. Ngoài ra, trong suốt chuyến đi Cuba của ĐGH hiện nay là thiếu thời gian không thể lên lịch trình cuộc họp với các nhóm khác. Một điều quan trọng đã được dẫn chứng về những nỗ lực dấn thân của Hội Đồng Giám Mục Cuba, đứng đầu là Tổng Giám Mục Havanna, Đức Hồng Y Jaime Ortega. Ngài đã đạt được thành quả về sự phóng thích các tù nhân chính trị vào năm 2010.
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
Vietcatholic News
————–
Video: Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho những người chịu đau khổ và bị tước mất tự do
http://vimeo.com/39301106