Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa rất đáng mến,xin dạy con biết sống quảng đại,biết phụng sự Chúa cho xứng với uy linh Ngài,biết cho đi mà không tính toán,biết chiến đấu không ngại thương tích,biết làm việc không tìm an nghỉ,biết hiến thân mà không mong chờ phần thưởng nàongoài việc biết mình đã chu toàn Thánh Ý Chúa. Amen.
Để thực hành lời khuyên của Đức Giêsu cho đúng đắn, thánh Basiliô cho ta một soi sáng như sau: “Chúng ta phải để cho chủ tiệc lo chuyện xếp chỗ các khách mời. Như thế chúng ta mới nâng đỡ lẫn nhau trong nhẫn nhục và bác ái, đối xử với nhau trong sự kính trọng, xa tránh mọi tìm kiếm hư danh và khoe khoang. Chúng ta không giả vờ khiêm tốn. Bởi lẽ thích tranh chấp và cãi vã là dấu hiệu kiêu ngạo còn lớn hơn chuyện ngồi ghế đầu khi phải ngồi chỉ vì vâng phục.”
Chúng ta không rõ người mắc bệnh phù thũng có là khách không.Hay phải chăng anh ấy là người không mời mà đến?Nếu là khách thì tại sao Đức Giêsu lại cho anh về sau khi chữa khỏi?Dù sao thì anh ấy cũng đang đứng trước mặt Đức Giêsu (c. 2).Ngài thấy những dấu hiệu của bệnh phù thũng nơi thân xác anh.Trên người anh có chỗ sưng lên vì nước bị ứ lại.Chính Đức Giêsu là người chủ động đặt vấn đề với người Pharisêu.
Lạy Chúa Giêsu,nếu người ta cứ phải sống mãi trên cõi đời nàythì thật là phiền toái.Nhưng cái chết vẫn làm chúng con đau đớnvì phải chia tay với những người thân yêu,vì bao mộng mơ, dự tính còn dang dở.Xin cho chúng con đừng nhìn cái chếtnhư một định mệnh nghiệt ngã và phi lýnhưng như một hành trìnhtrở về nguồn cội yêu thương.
Cuộc đời thật ra gồm nhiều cửa hẹp. Cửa hẹp khi thi vào đại học. Cửa hẹp khi đi xin việc làm. Cửa hẹp khi muốn đưa trái banh vào lưới. Sống là phấn đấu bước qua nhiều cửa hẹp. Cửa càng hẹp, càng phải cố gắng nhiều. Cửa hẹp mà vào được mới quý. Nếu thiên đàng có cửa, thì hẳn vào cửa thiên đàng chẳng phải như dạo chơi. “Hãy chiến đấu để vào qua cửa hẹp” (Lc 13,24),
Hai dụ ngôn của Đức Giêsu hôm nay đem lại cho ta niềm lạc quan.Nhưng đó không phải là thứ lạc quan vô trách nhiệm.Làm cho Nước Thiên Chúa lớn lên và thâm nhập vào thế giới hôm nay,đó không phải chỉ là chuyện của Thiên Chúa.Đó là chuyện của từng Kitô hữu chúng ta.Để hạt cải thành cây, cần một chút chăm bón.
Đâu phải chỉ người phụ nữ còng lưng mới bị trói buộc. Tôi cũng bị trói buộc bởi những giá trị mập mờ của thế tục. Làm sao để tôi được tự do với cái cell phone tôi đang dùng, với những hình ảnh mà tôi tìm kiếm trên internet, với lối sống mà ngày nay bao người coi là đáng ước mơ? Xin cho tôi không chỉ cúi xuống nhìn thấy miếng đất be bé trước mặt, nhưng có thể ngước lên để thấy bầu trời mênh mông trên cao.
Tôi đã xin Chúa gia tăng tinh thần cho tôi và Chúa đã trả lời “không”. Người nói tôi phải tự phát triển, nhưng Người sẽ cắt tỉa để tôi mang nhiều hoa trái. Tôi đã xin Chúa đừng để tôi đau khổ và Người đã trả lời “không”. Người nói đau khổ giúp tôi xa cách với những vướng bận trần thế và mang tôi đến gần Người. Tôi đã xin Chúa giúp tôi yêu mến Chúa và tha nhân như Người đã yêu thương tôi và Chúa nói: “Sau cùng, con đã xin đúng điều Ta chờ đợi”.
Đơn giản sám hối là sinh trái. Trái là điều ông chủ có ý nhắm đến khi trồng cây vả giữa vườn nho. Ông không trồng vả để lấy củi hay bóng mát. Cây vả có chỗ trong khu vườn và cũng có chỗ trong tâm trí ông. Ông có một người làm vườn. Hẳn người này đã hết sức chăm bón cho cây vả để nó sinh trái. Ba năm trôi qua, cứ đến mùa vả, ông chủ lại đến, tìm trái và không thấy.
Chúng ta cần được ngọn lửa của Ðức Giêsu chạm đến, cần được Ngài làm bừng sáng lên những sức mạnh tiềm ẩn nơi ta, để chúng ta trở thành ánh lửa cho thế giới. “Phải chi lửa ấy đã bùng lên!”