Vì thế, đối với Đức Thánh Cha, “chỉ sản xuất lương thực thôi thì chưa đủ, nhưng điều cũng quan trọng là phải đảm bảo hệ thống lương thực bền vững và cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người” (Sứ điệp Ngày Lương thực Thế giới 2020). Và trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư 27/3/2019, ngài khẳng định: “Chết đói là một trong những cách tồi tệ nhất của việc bị tước bỏ nhân phẩm”. Ngài đặt câu hỏi: “Ngày nay, còn bao nhiêu người cha, người mẹ đi ngủ với nỗi lo lắng về bánh ăn ngày mai cho con cái?”.
Trong video Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người rằng, nghèo đói trên thế giới là vấn đề của tất cả mọi người, và cuộc chiến chống nghèo đói sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu thực sự nếu trong cuộc chiến này không bao gồm việc bảo vệ môi trường. Ngài còn nhấn mạnh thêm: Đặc biệt, cuộc chiến này sẽ không kết thúc, “nếu gia đình nhân loại còn có những người con riêng, những người có quá nhiều thức ăn, nhưng bên cạnh đó lại có rất nhiều người không có gì để ăn”.
Đoạn video kết thúc bằng những lời kêu gọi, trong đó Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “Những người anh em nghèo nhất của chúng ta và đất mẹ than thở về những thiệt hại và bất công mà chúng ta đã gây ra, và đòi hỏi chúng ta một lối sống khác. Họ yêu cầu chúng ta hoán cải, thay đổi con đường: chăm sóc cho cả trái đất, cho thiên nhiên” (Tiếp kiến thứ Tư 16/09/2020). Tiếp đến là lời nguyện như một cách mở rộng của Kinh Lạy Cha: Lạy Cha, xin ban cho chúng con và cho tất cả, ngày hôm nay có lương thực cần thiết. Và “lương thực” cũng là nước uống, thuốc men, nhà cửa, công việc… Cầu xin những gì cần thiết để sống. (Tiếp kiến thứ Tư 27/3/2019).
Cuối cùng là khẩu hiệu của Chiến dịch do Caritas phát động vào năm 2013, được trích từ bài giáo lý của Đức Thánh Cha vào tháng 12/2013: “Chỉ một gia đình nhân loại, thức ăn cho tất cả”.
Tác giả bài viết: Ngọc Yến - Vatican News
Nguồn tin: https://www.vaticannews.va
Ý kiến bạn đọc