Giáo lý 

“Tân Phúc Âm Hóa” là gì?

“TÂN PHÚC ÂM HÓA” LÀ GÌ?

Từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sáng tạo ra từ này trong bài nói chuyện với các giám mục Mỹ Latinh vào thập niên 1970, thì các nhà tư tưởng, các thần học gia cũng như các vị chủ chăn đã tranh luận nhiều về ý nghĩa của từ “Tân Phúc Âm Hóa”. Trong bản đề cương gởi đến các giám mục trước khi khai mạc Thượng Hội Đồng Giám mục về “Tân Phúc Âm Hóa” hiện đang diễn ra tại Roma từ ngày 7 đến 28 tháng Mười, Đức Tổng giám mục Nikola Eterovic đã đưa ra một vài định nghĩa như sau:

– Tân Phúc Âm Hóa trước hết nói đến những người đã lìa bỏ Giáo hội trong những quốc gia Kitô giáo truyền thống.

– Đây cũng là sự đối thoại với những người mà tôn giáo là điều xa lạ đối với họ.

– Là một hoạt động tinh thần nhằm lấy lại sự can đảm cũng như sự mạnh mẽ của các Kitô hữu sơ thời và những nhà truyền giáo đầu tiên.

– Là người rao giảng Tin Mừng, Giáo hội bắt đầu bằng cách rao giảng Tin Mừng cho chính mình.

– Tân Phúc Âm Hóa là đối mặt với những thách đố mới đang truy vấn những thực hành đã được chấp nhận và làm suy yếu đi những gì vốn được xem như là lẽ thường tình và là tiêu chuẩn từ trước cho đến nay. Nói cách khác, Giáo hội buộc phải đặt những vấn đề mới về ý nghĩa của những hành động có liên quan đến việc loan báo và loan truyền đức tin.

– Giáo hội không lùi bước hay tự thu mình mà dự thảo một kế hoạch đổi mới chính mình.

– Tân Phúc Âm Hóa là một trạng thái tinh thần, một cách thức hành động cam đảm.

– Tân Phúc Âm Hóa nghĩa là hành động trong các giáo hội địa phương để đề ra một kế hoạch … nhằm loan truyền cách thực tiễn Tin Mừng của niềm hy vọng … ngày càng trở nên người xây dựng nền văn minh tình thương.

– Tân Phúc Âm Hóa cũng có nghĩa là cam đảm nêu lên vấn đề về Thiên Chúa trong bối cảnh của vấn đề này.

– Cuối cùng, Tân Phúc Âm Hóa đòi hỏi một cách tiếp cận mới để loan báo Tin Mừng như là Giáo hội hiện tại trong những hoàn cảnh văn hóa và xã hội luôn thay đổi.

BTTVHQN

Related posts