Thần học 

Đức Giêsu Kitô: Linh mục và lễ vật

Đức Giêsu Kitô: Linh mục và lễ vật

Đc Ông Arthur B. Calkins [1]

Trích dịch từ tạp chí “Homiletic & Pastoral Review”
Vol. CXI, no. 12 (tháng 12, 2011)

 Mu Nhim Trung Gian

Liên quan đến mạc khải của Thiên Chúa cho con người đề cập đến việc phân phát cả cái cũ lẫn cái mới, có một nghiên cứu khá hấp dẫn trình bày cho thấy cách thức Chúa trao đổi với con người qua một số người Ngài chỉ định, để những người này đại diện Ngài nói với họ, và đại diện họ để nói với Ngài. Chúng ta có thể gọi đây là “mầu nhiệm của sự trung gian.” Từ sau lần ông bà nguyên tổ phạm tội, Cựu Ước đã cho biết có vô số trường hợp mà vị đại diện do chính Thiên Chúa chỉ định, đã nhân danh thiện ích của dân Chúa mà can ngăn Chúa khỏi nổi giận vì tội lỗi của họ đã khiêu khích Chúa, để từ đó họ được hưởng ơn lành của Ngài. Trong nhiều trường hợp, “lời cầu nguyện của Moisê là hình ảnh nổi bật của lời cầu nguyện chuyển cầu sẽ được hoàn thành trong ‘Ðấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Ðức Giêsu Kitô.’”[2]

Sách Giáo Lý ca Hi Thánh Công Giáo khéo léo phác họa vai trò trung gian của Moisê như sau:

Nhờ sống thân mật với Thiên Chúa thành tín, chậm bất bình và giàu lòng thương xót, Moisê đã tìm được sức mạnh để kiên trì chuyển cầu cho dân. Ông không cầu xin cho mình nhưng cho dân Thiên Chúa đã cứu chuộc. Moisê đã chuyển cầu cho dân khi họ chiến đấu với quân Amalec, đã cầu xin cho Miriam được khỏi bệnh. Ðặc biệt, khi dân phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa, Chúa tính chuyện sẽ tiêu diệt họ, nếu người Chúa chọn là Moisê chẳng đem thân cản lối ở ngay trước mặt Người, hầu ngăn cơn thịnh nộ.[3]

Các tư tế, các ngôn sứ và các vua chúa của thời Cựu Ước đã được chọn làm trung gian giải bày cho chúng ta cả hai việc: (1) đảm nhận sự trung gian mà Chúa đã thiết lập, để bày tỏ lòng thương xót với dân Ngài; và (2) đồng thời nói lên tính cách tạm thời của sự trung gian này.

Trung Gian Tư Tế

Có lẽ ông Moisê được coi là hình ảnh trung gian nổi bật nhất của thời Cựu Ước khi thể hiện được cả ba chức vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả nơi chính ông. Khi dâng của lễ, ông thể hiện khía cạnh chức vụ tư tế (x. Xh 24), và ông được Chúa trao quyền để “tấn phong” Aaron anh mình làm thượng tế (x. Xh 29). Đó chính là khởi điểm cho việc thiết lập qui chế dành riêng các tư tế lo việc tế lễ lên Thiên Chúa vì lợi ích dân Ngài, và qua họ, sự hào phóng của Thiên Chúa được phân phát cho dân chúng.[4] Đây chính là điều mà nhà thần học nổi tiếng dòng Đaminh, cha Reginald Garrigou-Lagrange đã phác họa việc thiết định sự trung gian của chức tư tế như sau:

Để chu toàn việc thờ phượng Thiên Chúa mang tính công cộng và xã hội, việc trung gian tư tế phải là vừa đi lên với Ngài, đi xuống từ Ngài. Việc thánh hiến vị tư tế cách đặc biệt cho Thiên Chúa với mục đích nói trên đã ban cho ông khả năng dâng lời nguyện của dân chúng lên Thiên Chúa với tính cách là một biểu cảm tâm hồn của toàn thể dân chúng. Vị tư tế không thể không cần thiết khi mang những điều từ Thiên Chúa đến cho dân chúng, là ánh sáng và ân sủng, mà không có sự thay đổi hay giả mạo.[5]

         Hy L Thánh Thin

Trong khi bổn phận của tư tế trong Cựu Ước bao gồm một số nhiệm vụ liên hệ đến cung thánh, [6]thì nhiệm vụ quan trọng nhất của họ chính là dâng hy lễ. Ở đây chúng ta theo hướng giải thích của Đức Ông Antonio Piolanti, được rút ra từ các dữ kiện Thánh Kinh, triết học và thần học.

Được thiết lập như là một hành vi cao cả nhất của việc thờ phượng công cộng và có hình thức bên ngoài, hy lễ có thể được định nghĩa là việc hiến dâng và sát tế cho Thiên Chúa một sự vật có thể cảm nhận được nào đó (trái cây, chất lỏng, súc vật) để công nhận quyền chủ tể tuyệt đối của Chúa và để đền bù tội lỗi. Vì lẽ đó, hy lễ có hai phương diện: một là phương diện vật chất và cảm nhận được; mặt khác là nội tâm và thiêng liêng, vì để có một giá trị luân lý hiệu quả, nó phải được làm sống động bởi tâm cảm sâu xa bên trong và thiêng liêng.

Vì Thiên Chúa đã ban sự sống cho mọi loài, con người cũng trả lại sự sống cho Ngài một cách biểu tượng. Cách riêng, trong việc sát tế một lễ vật cho Thiên Chúa – chẳng hạn như một con chiên, một con dê, con bê hay con bò – qua sự trung gian của vị tư tế, con người diễn tả sự lệ thuộc hoàn toàn của họ vào Thiên Chúa và hiến dâng họ cho Thiên Chúa. Mục tiêu tối hậu của hy lễ là sự kết hiệp mầu nhiệm của con người với Thiên Chúa.[7]

Chúng ta hãy nghe cha Garrigou-Lagrange bình luận về việc dâng hy lễ:

Hai mặt của việc trung gian tư tế xảy ra cách đặc biệt trong hy lễ. Khi dâng hy lễ, đó là việc hình thành sự trung gian hướng thiên; việc chia sẻ lễ vật, được hiến dâng với các tín hữu qua việc ăn lễ vật, hình thành nên sự trung gian hướng nhân. Cũng như chức tư tế lập nên nhiệm vụ thánh, vượt trội thế nào thì hy lễ cũng vậy, y như tên của nó nói lên, là hình thành nên hành vi thánh thiêng và vượt trội. Nếu không có hy lễ thì cũng không có chức tư tế; nếu không có chức tư tế thì cũng không có hy lễ; bởi vì hy lễ giả thiết phải có tư tế dâng lễ và một lễ vật được hiến dâng.[8]

         Đc Giêsu, Linh Mc và Trung Gian Hoàn Ho

Chúa Giêsu đã trở thành đấng trung gian hoàn hảo, và là linh mục hoàn hảo. Ngài không có chức vụ đó từ đời đời với tư cách là Ngôi Lời ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; Ngài chỉ có các chức vụ đó trong thời gian khi nhận lấy bản tính nhân loại.[9]

Ngài là linh mục bởi Ngài gói ghém bản tính nhân loại của chúng ta vào trong Ngài như Công Đồng Êphêsô đã long trọng định tín năm 431.[10] Nên một với Chúa Cha từ thuở đời đời, Chúa Giêsu trở nên một với chúng ta bằng một cách thức không bao giờ mất đi, tức vào giây phút Đức Maria thưa lời fiat, và từ đó bởi hiệu lực của sự hiệp nhất ngôi vị. Garrigou-Lagrange nói thêm: Ngài [Chúa Giêsu] là linh mục, do đó, vì chính sự nhập thể và chức linh mục của Ngài, giống như sự thánh thiện của Ngài, là thuộc về bản thể. Thiên Chúa đã ra mệnh lệnh Nhập Thể, và đã gọi Chúa Giêsu vào chức linh mục và nhận lãnh sứ vụ trung gian phổ quát, bởi và cùng một hành vi.

         Chúa Giêsu, Linh Mc và L Vt

Tôi cho rằng ở đây công của Đức Tổng Giám Mục Sheen thật đặc biệt – nơi mà theo cách gọi của ngài trong cuốn tự thuật, giai đoạn thứ ba [và là cuối] đời ngài – khi suy niệm rất dài về chức linh mục-lễ vật của Chúa Giêsu, và đã đưa ra những áp dụng cho các linh mục Công Giáo ngày nay.[11] Từ đây theo tư tưởng của ngài, tôi sẽ nói đến một chiều kích quan trọng khác nơi ngôi vị Chúa Giêsu:

Bất kể chúng ta nhìn vào Chúa Kitô bằng lối nhìn nào, chúng ta không bao giờ thấy thần tính tách khỏi nhân tính, hay nhân tính tách khỏi thần tính. Cũng vậy, chức linh mục và lễ vật tính chưa bao giờ bị chia tách. Trong khi chủ thuyết Ariô chối bỏ thần tính thì chủ thuyết tân Ariô lại chối bỏ lễ vật tính.[12]

Chúa Giêsu đã có thể dâng hy lễ hoàn hảo lên Chúa Cha đúng nghĩa là vì Ngài nên một với Chúa Cha theo bản tính Thiên Chúa, và nên một với chúng ta theo nhân tính, và cũng vì Ngài là duy nhất và đồng thời vừa là linh mục vừa là lễ vật. Như Đức Tổng Giám Mục Sheen viết:

Dưới đây là giải đáp cho thắc mắc Chúa Kitô khác với tất cả các tư tế khác của dân ngoại và của người Do Thái như thế nào. Tất cả các tư tế khác dâng lễ vật khác với chính họ, chẳng hạn dê, cừu hay bò, nhưng Chúa Kitô thì dâng chính Ngài làm lễ vật. “Ngài đã dâng chính mình Ngài như lễ vật không tì vết, thiêng liêng và vĩnh cửu lên Thiên Chúa” (Dt 9, 14). Nhưng chết trong tình trạng lễ vật là mục đích của đời Ngài, mục đích mà Ngài hằng tìm kiếm: “Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!” (Lc 12, 50). Ngài vừa hiến dâng vừa được dâng lên; vừa là linh mục vừa là lễ vật. Ngài không triển khai tư tưởng này trong những lần rao giảng công khai về bí mật sâu kín của người tôi tớ đau khổ, nhưng Ngài đã giữ lại điều đó cho các môn đệ Ngài và các linh mục trong tương lai.[13]

Với tài năng hùng biện tuyệt vời của mình, Đức Tổng Sheen đã trình bày sự thực đối nghịch nhau này, là Chúa Giêsu đồng thời vừa là linh mục vừa là lễ vật, cứ như là ngài chậm rãi xoay quanh một viên ngọc quí có những nét cắt sắc sảo tinh vi. Từ mỗi góc độ, chúng ta lại thấy một mặt cắt khác, đưa chúng ta bước vào một mầu nhiệm này từ một mầu nhiệm khác.

         Chc Linh Mc và L Vt Tính ca Chúa Giêsu trong Thánh L

Đối với chúng ta, có một điều vô cùng quan trọng, đó là phải cố sao nắm bắt được việc thực thi chức linh mục này của Chúa Kitô, để hưởng nhờ lợi ích từ Thánh Lễ và các bí tích mang lại do bởi một hy lễ duy nhất của Chúa Giêsu. Với cách truyền đạt rất độc đáo, Đức Tổng Giám Mục Sheen đã nói ra bằng những lời như sau:

Khi dùng ngôn ngữ con người để diễn đạt những sự việc thần linh, chúng ta có thể nói rằng mỗi lần chúng ta dâng Thánh Lễ, Chúa Giêsu đã tỏ cho Cha trên trời thấy những thương tích từ tay, chân và cạnh sườn Ngài; bởi chính vì lý do đó mà Ngài giữ lại các vết thương này. Lúc truyền phép trong Thánh Lễ, chúng ta có thể mường tượng Chúa Giêsu nói: “Nơi tay của con, con đã khắc sâu vào tim họ. Không phải vì họ xứng đáng, nhưng vì tình yêu cho đến cùng của con, để ban cho họ các ơn sủng qua Chúa Thánh Thần. Những vết thương của con đã được chữa lành, nhưng con vẫn còn giữ các thương tích đó, để con có thể luôn luôn khoe ra cho Cha, lạy Cha, như là những bảo chứng tình yêu của con. Nếu Cha không vì công lý mà đánh phạt dân tội lỗi, bởi họ đã được cánh tay của Abraham đưa lên ngăn cản, thì lẽ nào tay con không kiếm được cho họ lòng thương xót mà con đã dành lấy cho họ  trên đồi Calvê? Con không chỉ là “linh mục đời đời” (Sacerdos in aeternum), mà còn là “lễ vật đời đời” (Victima in aeternum).”[14]

Điều được Đức Tổng diễn đạt bằng những lời cảm động cũng khác những điều mà giáo huấn truyền thống của Giáo Hội đã phát biểu liên quan đến hy tế Thánh Lễ. Nó diễn đạt rất chính xác những gì vị linh mục thể hiện khi ngài cầu nguyện trong Kinh Nguyện Thánh Thể III: “Chúng con nài xin Chúa đoái nhìn hiến lễ Hội Thánh dâng lên Chúa [oblationem], và khi Chúa nhận đây chính là của lễ mà Chúa muốn hiến tế để nguôi lòng Chúa [Hostiam cujus voluisti immolatione placari].”

Bởi sự biến thể bánh thành mình Chúa Kitô, và rượu thành máu Ngài, mình và máu thực sự được hiện thể hóa; nhưng hai hình Thánh Thể, biểu tượng hóa cho sự chia tách bạo lực mình và máu Ngài và vì thế thể hiện theo nghĩa tưởng niệm cái chết xảy ra thực sự trên đồi Calvê, đã được lặp lại trong mỗi Thánh Lễ, vì với các cách trình bày khác biệt nhau như vậy mà Chúa Giêsu đã được biểu thị, và được thể hiện trong tình trạng lễ vật.[15]

Sau khi truyền phép, vị linh mục đọc: “Đây là mu nhim đc tin.” Câu này nói lên rất chính xác mầu nhiệm đức tin nói trên mà chúng ta vốn vẫn cố gắng giải nghĩa và nghiền ngẫm thấu đáo. Theo nghĩa chặt, sự biến thể vẫn còn là một mầu nhiệm, là một điều gì đó vẫn nằm ngoài những điều trí năng hạn hẹp có thể nắm bắt. Nhưng dù chúng ta không biết cái thế nào (how  cách thức như thế nào), chúng ta vẫn có thể hiểu được cái là gì (what – ý nghĩa). Chúa  Giêsu, Đấng hoàn tất vai trò linh mục và lễ vật trên thập giá, vẫn còn là linh mục và lễ vật trong vinh quang trên trời và trên bàn thờ của chúng ta, qua thừa tác vụ của các linh mục của Ngài.

         Chc Linh Mc và L Vt Tính ca Chúa Giêsu trong Các Linh Mc ca Ngài

Chắc chắn rằng có nhiều hiệu quả phụ trội hơn nữa từ mầu nhiệm trung tâm của đức tin này. Tôi chỉ muốn giới thiệu thêm một hiệu quả nữa dựa theo ý tưởng mà Đức Tổng Sheen đã trình bày theo cách riêng của ngài.

Tôi đã là một linh mục mà không phải là lễ vật. Linh mục là người dâng lễ vật lên Thiên Chúa; lễ vật là vật được hiến dâng. Nhưng khi Thiên Chúa đến trên trái đất . . . [Ngài] với tư cách là linh mục lại cũng là của lễ. Ngài không dâng những điều không thuộc về chính Ngài; Ngài hiến dâng chính mình Ngài… . Tôi có thể nhớ rằng sau bốn tháng nằm bệnh viện, khi sức khỏe phục hồi, tôi bắt đầu dâng Thánh Lễ lại tại bàn thờ đặt ngay trên giường, với sự tham dự của một vài linh mục và bạn hữu. Lúc đó tôi đã giảng buông một bài mà tôi vốn còn thuộc khá tốt. Tôi nói rằng tôi vui vì đã qua một cuộc phẫu thuật mở tim vì khi Chúa đến đón tất cả chúng ta đi, Ngài sẽ nhìn xem chúng ta có dấu chứng nào về Thánh Giá trên chúng ta hay không. Ngài sẽ nhìn vào tay chúng ta, để xem chúng ta có bị đóng đanh từ đấng hiến dâng hy lễ hay không; Ngài sẽ nhìn vào chân chúng ta để xem chúng có bị gai cào xước và đá sỏi đâm thủng vì tìm kiếm chiên lạc của Ngài hay không; Ngài sẽ nhìn vào quả tim của chúng ta xem nó có được mở ra để tiếp nhật Thánh Tâm của Ngài hay không. Ồ, tôi vui mừng biết chừng nào khi vừa mới chịu đựng cách thành công trong việc khắc họa mờ nhạt lại cực hình của Ngài trên thập giá qua thương tích nơi cạnh sườn. Có lẽ, Ngài sẽ nhận ra tôi từ vết sẹo này và sẽ đón nhận tôi vào nước Ngài.[17]

Có thể thấy rõ Đức Tổng Giám Mục Sheen coi khởi đầu “giai đoạn ba” của đời ngài là điểm ngài bắt đầu chấp nhận vừa là linh mục vừa là lễ vật.[17] Ngài không kể chính xác xảy ra lúc nào, nhưng nó đã được ghi nhận trong phần giới thiệu các cuốn: Linh Mc không là ca Riêng Mình (The Priest is Not His Own) phát hành năm 1963, từ đó những tư tưởng này hình thành khi ngài viết cuốn Cuc Đi Đc Kitô(Life of Christ).[18] Cuốn thứ hai của ngài, Nhng Linh Mc Huyn Nhim y (Those Mysterious Priests), được xuất bản năm 1974. Tôi đã nhiều lần trích dẫn nhiều những tư tưởng của những cuốn đó trong bài viết này, vì tôi tin rằng chúng là những cuốn sách mang tính tiên tri, trong đó nói rất nhiều đến bản tính chức linh mục Công Giáo.

Tôi nghĩ Đức Cha Sheen cũng phân tích như một vài tác giả khác về tình trạng đau lòng hiện đang xảy ra trong Giáo Hội. Ngài thấy được cơn khủng hoảng trước khi thực sự xảy ra từ hơn ba mươi năm trước, và vì vậy ngài đã dành hẳn những năm cuối đời ngài cho việc giảng tĩnh tâm cho các linh mục, khích lệ họ nên có một buổi chầu trước Thánh Thể. Một lần nữa tôi nhường cho ngài nói về cách thực hiện cụ thể. Ngài phát biểu một định đề ngắn gọn như sau:

Trong Tân Ước, không hề có chức linh mục mà không kèm theo lễ vật tính. Trong Đức Kitô, hai vấn đề không thể tách rời nhau; do đó, chúng hợp nhất thành một trong mỗi linh mục, vốn được gọi là Đại sứ của Chúa Kitô.[19]

Đức Cha Fulton Sheen xác quyết rằng không chỉ lần đầu tiên ngài nhận thấy sự nối kết cần thiết giữa việc là linh mục của Chúa Giêsu Kitô, và là một lễ vật với Ngài, nhưng đức cha còn nhấn mạnh đến mối liên hệ này bằng một cách thức rất ấn tượng khi qui chiếu đến thời đại chúng ta đang sống.

Hơn nữa, ta có thể nghiền ngẫm để rút ra một tư tưởng rất bổ ích trong những kết luận quan trọng nhất mà học giả Thánh Kinh của Tu Hội Xuân Bích, André Feuillet, đã rút ra trong cuốn sách kinh điển của ông, Chc Linh Mc ca Chúa Kitô và ca Các Tha Tác Viên ca Ngài (The Priesthood of Christ and His Ministers); đây là bài suy niệm nối dài của lời nguyện thượng tế của Chúa Giêsu trong chương 17 của Tin Mừng theo Thánh Gioan. Feuillet phát biểu:

[Lời nguyện cao trọng này] đưa ra một đóng góp rất lớn, vốn thiếu trong thư Do Thái, nói về sự liên lạc giữa việc hiến tế của Chúa Kitô với tư cách là linh mục và là lễ vật, đó là ý tưởng nói về sự thông phần của các tông đồ vào việc hiến tế này. … Trong lời nguyện linh mục của Chúa Giêsu, phần sau của nó làm rõ nghĩa việc Chúa có ý định cai quản, thánh hóa, và hiệp nhất Giáo Hội của Ngài qua các tông đồ: cuối kinh nguyện, Ngài cho họ dự phần vào sự thánh hiến kép đôi với tư cách là linh mục và là lễ vật.[20]

Khi công nhận rằng Đức Cha Fulton Sheen đã có khám phá cá nhân những điều mà nhiều người trước ngài cũng đã thấu đạt được trí ý của Chúa Giêsu Kitô đối với những người đã được xức dầu thánh hiến, chúng ta hãy để cho Đức Cha Sheen rút ra một số hệ quả từ những điều ngài khám phá mà với thời đại hậu công đồng, nó dường như vẫn đúng một cách kỳ lạ:

Trong việc nối tiếp chức vụ trung gian của Chúa Kitô, vị linh mục-lễ vật vừa phải thánh vừa lại không thánh; thánh, vì đời sống mật thiết với Chúa Cha; không thánh vì Chúa Kitô sẽ không bao giờ chối bỏ trách nhiệm của Ngài đối sự yếu đuối của con người. Nguyên do căn bản của sự lẫn lộn về thừa tác vụ của của Chúa Kitô xảy ra trong một vài thập niên gần đây là: gán chức linh mục với phụng vụ và các nghi lễ, thay vì với sự thánh thiện; và gán lễ vật tính với hành vi có tính xã hội chứ không phải là tội lỗi con người. Người linh mục bị gắn vào bàn thờ; lễ vật gắn với duy sự nghèo khó, chứ không phải là với sự yếu đuối, vô tri và đau khổ của con người. Một khi chức linh mục không còn có ý nói đến liên hệ hàng dọc tới sự thánh thiện của Thiên Chúa nữa, và lễ vật tính  không còn là mối liên hệ hàng ngang với mọi người khiến họ không còn làm vinh danh Chúa nữa, thì khi đó người linh mục đã bị xiềng vào chốn cung thánh, và là tế vật cho chốn phồn hoa đô thị nội tâm của họ mà thôi.[21]

Với một kết luận tuy buồn nhưng thích đáng, Đức Tổng Giám Mục Sheen nói rằng: “Sự ly dị của người chồng và người vợ làm cho con cái gặp hiểm nghèo thế nào thì sự ly dị của linh mục và lễ vật làm hại Giáo Hội cũng như vậy.  Chỉ khi nào linh mục là thánh vì Chúa là thánh, khi nào vị linh mục là lễ vật vì Chúa Kitô vô tội đã chết cho người tội lỗi, thì các vết thương của Giáo Hội mới sẽ thành thương tích vinh quang”.[22]

chuyn ng

Lm. Đaminh Phm Đc S CMC


[1] Đức Ông Arthur B. Calkins là người gốc Erie, Pennsylvania, Mỹ; chịu chức linh mục năm 1970 và phục vụ tại Tổng Giáo Phận News Orleans. Ngài lấy các bằng Thạc Sĩ (M.A.) thần học tại Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ; Thạc sĩ Giáo Hội (licentiate) ngành Thánh Mẫu Học tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế về Maria Học (The International Marian Research Institute) ở Dayton, tiểu bang Ohio, Mỹ; và Tiến sĩ (Ph.D.) cùng ngành tại Phân Khoa Thần Học của Đại Học Giáo Hoàng Bonaventura (the Seraphicum) ở Rôma. Ngài được bổ nhiệm làm thành viên báo chí của vừa của Giáo Hoàng Học Viện Quốc Tế về Maria (Pontifical International Marian Academy) năm 1985, lẫn Giáo Hoàng Học Viện Roma về Thần Học năm 1995. Ngài cũng là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng “Ecclesia Dei” (1991-2010), “Tuyên Úy của Đức Giáo Hoàng” qua chức vụ Đức Ông (1997), và “Giám Hạt Danh Dự của Đức Giáo Hoàng” (2010). Từ năm 2010, ngài làm tuyên úy cho Dòng Nữ Carmêlô Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kirkwood, tiểu bang Missouri, và Nhà Dưỡng Lão Thánh Anê, cũng ở Missouri.
[2] Giáo Lý ca Hi Thánh Công Giáo [GLHTCG], §2574.
[3] GLHTCG, §2577.
[4] Xem Albert Vanhoye, S.J., Old Testament Priests and the New Priest according to the New Testament, bản dịch của J. Bernard Orchard, O.S.B. (Petersham, MA: St. Bede’s Publications, 1986), 298.
[5] Reginald Garrigou-Lagrange, O.P., The Love of God and the Cross of Jesus, vol. 2, bản dịch của Sơ Jeanne Marie, O.P. (St. Louis: B. Herder Book Co., 1951), 298.

[6] X. Vanhoye, 20-26.

[7] X. New Catholic Encyclopedia, 15 vols. (New York: McGraw-Hill Book Co., 1967), 12:831-842.

[8] Antonio Piolanti, Dio Uomo, (Pontificia Accademia Teologica Romana: Libreria Editrice Vaticana, 1995), 575-577.

[9] The Love of God, 2:298.

[10] GLHTCG, §616.

[11] X. Henricus Denzinger et Adolfus Schönmetzer, S.I., eds., Enchiridion Symbolorum Definitionum et Declarationum de Rebus Fidei et Morum, Editio XXXII §301. (Freiburg-im-Breisgau: Herder, 1963); J. Neuner, S.J., và J. Dupuis, S.J., (eds.), The Christian Faith in the Doctrinal Documents of the Catholic Church, §613, bản hiệu chỉnh (New York: Alba House, 1982).

[12] Summa Theologiae III, q. 22, a. 1.

[13] X. Vanhoye, 47-52.

[14] Summa Theologiae III, q. 26, a. 2.

[15] X. Henricus Denzinger, §261; J. Neuner, §606-10.

[16] Fulton J. Sheen, Treasure in Clay: The Autobiography of Fulton J. Sheen (Garden City, New York: Doubleday & Company, Inc., 1980), 335-339.

[17] Fulton J. Sheen, Those Mysterious Priests (Garden City, New York: Doubleday & Company, Inc., 1974), 37.

[18] Sheen, Priests, 41.

[19] Ibid, 29.

[20] The Priest is Not His Own, 25-26.

[21] GLHTCG, §1367.

[22] Henricus Denzinger, §3834; J. Neuner, §1566; cũng xem O’Neill, 196-206.

Related posts