Năm B 

Con đường đẹp nhất

   Con đường đẹp nhất

    (Thứ Sáu TT 2012)

         

          LM. Giuse Trương Đình Hiền

Anh chị em,

            tuanthanhHôm nay, Hội Thánh khắp muôn nơi cử hành long trọng cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu. Vì cuộc khổ nạn của Chúa gắn liền với cây thập giá, cho nên trọng tâm và điểm nhấn của Phụng Vụ hôm nay chính là Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô.

            Nếu trong đời thường, thập giá là biểu tượng của ô nhục, thất bại, đớn hèn…thì sau biến cố trên đồi Gon-gô-tha với cái chết tũi nhục của Chúa Giêsu người Na-da-rét, thì thập giá đã trở nên Thánh Giá, sự đau khổ không còn là bất hạnh và sự chết đã mở đường về phía của sự sống.

   Chính để làm bật nổi nội dung giáo lý nền tảng đó, mà Phụng Vụ hôm nay luôn luôn chọn bài Tường thuật của Thánh Gioan về sự Thương khó của Chúa. Bởi vì chính trong bài tường thuật độc đáo của ngài, cuộc Thương khó của Chúa Giêsu không mang dấu vết của ảm đạm, buồn đau, mà “như tiến trình khải hoàn của Đức Giêsu về với Chúa Cha. Đức Giêsu biết Người sắp từ bỏ cõi đời : Người biết cái chết nào đang đợi Người và Người thản nhiên bước tới: “Mng sng Ta không ai ly được, nhưng chính Ta t ý ban tng [1] ( 10,8).

            Để nêu bật ý nghĩa nầy, chúng ta có thể thấy thánh Gioan đem vào trong Tin Mừng của ngài những chi tiết mang dấu chỉ và ý nghĩa thần học về cuộc hiển thắng của Chúa Ktô thật rõ nét :

– Thần tính của Chúa Giêsu được biểu hiện ngay khi quân dữ tới bắt Ngài : khi Ngài vừa nói : “chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất.

– Cuộc dấn thân đi vào cuộc khổ nạn chính là thực thi thánh ý Chúa Cha : “Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống”.

– Đức Giêsu bị đóng đinh với tư cách là Vua. Philatô nhận ra điều đó khi xét xử Người (19,13) và tấm bảng tréo trên thập giá : công bố điều đó bằng nhiều thứ tiếng (19,19-20)

– Gioan không tách biệt cái chết với niềm phấn khởi. Việc treo Đức Giêsu trên thập giá cũng là cuộc : Người ngự lên trong vinh quang Thiên Chúa để từ đó Người ban Thánh Thần cho nhân loại (19,30). Thánh giá trở thành ngai tòa vinh quang, từ đó Đức Giêsu thiết lập Giáo Hội.

– Ý nghĩa cái chết của Đức Kitô chính là hoàn tất lời tiên báo nơi “chiên vượt qua” của Do Thái Giáo. Người là chiên vượt qua của Giao ước mới. Hơn nữa, Người là Thiên Chúa bị đâm thâu như Zacharia đã báo trước (12,l0 và tiếp theo). Đức Giêsu là Đền Thờ đích thực trong đó Thiên Chúa ngự trị, Đền thờ mà Êdêkien (47,1-12) đã nhìn thấy từ bên phải vọt ra dòng nước tượng trưng cho Thánh Lình. Trong Giáo Hội, Nước và Máu biểu tượng cho hai bí tích Rửa tội và Mình Thánh Cha.

            Những ý nghĩa trên sẽ được Dân Chúa đào sâu, quảng diễn và sống theo suốt chiều dài lịch sử, như cảm nghiệm thiêng liêng sâu sắc của chị Chiara Lubich sau đây :

Đ chúng con được ánh sáng, Chúa đã tr nên mù loà.

Đ chúng con được hip nht, Chúa đã chu xa cách Chúa Cha.

Đ chúng con được khôn ngoan, Chúa đã tr nên “dt nát”.

Đ chúng con được tr nên vô ti, Chúa đã tr thành người “ti li”.

Đ chúng con hy vng, Chúa đã hu như tuyt vng.

Đ Thiên Chúa trong chúng con, Chúa đã cm nghim tình trng b xa cách Thiên Chúa.

Đ chúng con chiếm hu thiên đàng, Chúa đã cm nghim ho ngc.

Đ cho chúng con được vui sng trên mt đt ny gia hàng trăm anh ch em, Chúa đã chu cnh b gt b khi tri đt, khi loài người và thiên nhiên.

Chúa là Thiên Chúa, là Thiên Chúa ca con, là Thiên Chúa ca tình yêu thương vô b bến ca chúng con (CNHV trg. 148-149)

Và, hôm nay, bước đi trên nẻo đường thập giá đó, tiếp tục hiện thực hóa mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô giữa đời thường :

– Đó chính là vui tươi đảm nhận cuộc sống âm thầm khổ đau, với những giọt mồ hôi liêm khiết của những người cha, người mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để nuôi dạy con cái trong chính đạo.

– Đó chính là sự chắt chiu từng nghĩa cử yêu thương nhỏ nhặt, là chắp nhặt từng hy sinh mỗi ngày của các đôi vợ chồng để trung thành làm chứng cho tính thiêng thánh và bất khả phân ly của Nhiệm tích Hôn phối.

– Đó chính là sự anh hùng can đảm của biết bao bạn trẻ sẵn sàng chịu đói, chịu khổ, chịu bao nhiêu thiệt thòi để giữ tiết hạnh, liêm chính và phẩm giá cao cả của con cái Thiên Chúa, của những người công dân Nước Trời, trong một xã hội đầy dẫy gương mù gương xấu và những cơn cám dỗ hưởng thụ, phóng túng, đồi truỵ.

– Đó chính là sự chịu đựng từng ngày những cơn bệnh hiểm nghèo ngoài thân xác, những vết thương cay đắng trong tâm hồn của biết bao anh chị em, của biết bao gia đình, sự chịu đựng đầy can đảm và đón nhận trong hoan vui vì được kết hợp với chính cuộc khổ nạn của Đấng Cứu Độ và chấp nhận hy sinh vì lòng yêu mến và chu toàn thánh ý Chúa.

– Đó chính là sự quảng đại để thứ tha cho dù phải bị khinh miệt hay gánh chịu mọi thua lỗ ; là chấp nhận những bản án bất công và trù dập chỉ vì dám đứng lên bênh vực công lý và lẽ phải…

– Đó chính là những trái tim dâng hiến quảng đại và những đôi tay phục vụ của biết bao tu sĩ nam nữ, của các linh mục, Giám Mục, những con người chấp nhận bỏ mình và vác thập giá theo Đức Kitô để phục vụ Thiên Chúa và lo cho phần rỗi của anh chị em mình.

– Đó chính là những bước chân nhiệt thành trung tín với thánh lễ, với những giờ dạy giáo lý, với những công việc phụng vụ trong những ngày mưa lạnh giá rét hay trong những ngày tất bật ngược xui giữa đời thường… của bao anh chị em chức việc, giáo lý viên, ca đoàn, ban giúp lễ, đạo binh Đức Mẹ…

            Vâng, kể từ cây Thánh Giá của Chúa Giêsu được dựng lên trên đồi Canvê, thì khắp nơi, mọi thời, đã có biết bao nhiêu con người can đảm chọn lựa những thánh giá cho riêng cuộc đời mình, một sự chọn lựa đã trở nên con đường tối hảo để nên thánh, để được ơn cứu rỗi, như sự khẳng định của thánh nữ Rôsa Lima : “Ngoài Thp giá, không có chiếc thang nào khác đ lên tri”,hay như qui tắc nền tảng trong linh đạo của ĐGM Lambert de la Motte khi sáng lập dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam : “Chúa Giêsu-Kitô chu đóng đinh phi là đi tượng duy nht ca lòng trí chúng ta”

   Riêng với chúng ta giờ nầy, hôm nay, cử hành cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, chúng ta một lần nữa tuyên xưng như lời thư Do Thái trong BĐ 2 : khi chịu khổ hình thập giá, Đức Kitô đã đạt “ti mc thp toàn, Người đã tr nên ngun ơn cu đ vĩnh cu cho tt c nhng ai tùng phc Người ; và không dừng lại ở một lời tuyên xưng trong một cử hành cho dù long trọng, mà còn phải như Thánh Phaolô : “Gi đây, tôi vui mng được chu đau kh vì anh em. Nhng gian nan th thách Đc Ki-tô còn phi chu, tôi xin mang ly vào thân cho đ mc, vì li ích cho thân th Người là Hi Thánh” (Cl 1, 24).

Vâng, đón nhận thập giá vì Hội Thánh, trong Hội Thánh và với Hội Thánh, để trở nên dụng cụ cứu độ, để nối dài “Hy tế ca Đng Cu Đ, để cùng với Đức Kitô “b treo lên hu kéo mi người lên”…đó không phải là con đường đp nht và đúng nht của mọi Kitô hữu đó sao ?


[1] E. Charpentier trong “Đ đc Tân ước ” (Cerf, trg 99).


Related posts