Cái chết có thể là một sự kiện đáng sợ trong cuộc đời của mỗi người, nhất là khi biết mình sắp chết, biết mình sắp rời bỏ cuộc sống này bất cứ lúc nào. Và điều này cho thấy tại sao việc cầu nguyện cho người đang hấp hối cực kỳ quan trọng, bằng cách cầu xin Chúa tuôn đổ ân sủng của Ngài trên linh hồn đang đau khổ.
Đoạn kinh Koran rất ý nghĩa về Đức Maria chỉ cho mọi người thấy Mẹ như ánh sáng rực cháy của sự hiệp nhất khi được trình bày như mẫu gương cho mọi tín hữu thuộc mọi thời đại. Đây là một người nữ! Maria! Và kinh Koran giải thích trong Mẹ và với Mẹ tiêu chuẩn để có thể xây dựng một thế giới hòa bình, hòa hợp và hiệp nhất: một sự khôn ngoan có khả năng tiếp nhận mọi thứ và mọi người và bao gồm các tôn giáo, đang tin vào Sách của Chúa: «[Đây là mẫu mực để noi theo] Đức Maria, người đã gìn giữ sự đồng trinh của mình và chúng tôi đã thổi vào Mẹ Thần khí của chúng tôi, Mẹ đã nhận ra và đã tin vào lời của Chúa và tin vào các sách của Ngài».
Trong bài giảng Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh, Đức Thánh cha Phanxicô đã chỉ trích chủ nghĩa tiêu thụ, tạo nên những đồ trang trí và quà tặng, bóp méo mầu nhiệm Giáng Sinh, dẫn đến nguy cơ quên mất ý nghĩa của nó. Và ngài mời gọi chúng ta nhìn vào Hài nhi nơi máng cỏ, nhìn vào thế giới sặc mùi tanh hôi của nghèo đói, bất công, tham lam và dững dưng… để “xây dựng mối tương quan con người”, biết “tái sinh lòng bác ái” và “làm sống lại một chút hy vọng nơi những người đã đánh mất nó”.
Emmanuel là cái tên Do Thái lần đầu xuất hiện trong sách ngôn sứ Isaia, khi Thiên Chúa nói với vua Akhát thuộc nhà Giuđa : “Ngươi cứ xin ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh” (Is 7, 11).
Hai nhân vật chính ở cạnh máng cỏ Chúa Giêsu thường được trình bày là đang quỳ gối trước Hài Nhi đang nằm, các ngài đang cầu nguyện và vô cùng kinh ngạc về mầu nhiệm đang hiển hiện trước mặt.
Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về thế giới và về cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta hiểu được mục đích và vị trí của mình trên thế giới. Chẳng hạn, trong Êphêsô 2,10: “Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta”.
Khi đọc sách Isaia trong hội đường ở Nazareth, Người khẳng định: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Đối với những người Pharisêu không chịu tin vào Người, Người nói: “Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi” (Ga 5, 39).
Cầu nguyện với Kinh Thánh tuy rất quan trọng, nhưng lại nhiều khó khăn. Nhất là với đạo đức bình dân, chúng ta thích đọc kinh nguyện hoặc tham gia lễ hội tưng bừng. Thực tế là rất ít người cầu nguyện với Kinh thánh. Đây là thực sự là thiếu sót trong đời sống đức tin của người Công giáo. Trước tình trạng này, Giáo hội tiếp tục mời gọi và muốn đồng hành với từng người trong việc đọc Kinh Thánh[1].
Những lý do về các loại thịt có thể ăn và không thể ăn được giữa các nền văn hóa khác nhau và cũng có nhiều nguyên tắc khác nhau giữa các tôn giáo. Ngoài ra còn có các phong trào kêu gọi nên kiêng ăn thịt hoàn toàn.
Số là khi trò chuyện với các bạn, tôi nhận thấy Kinh Thánh là cái gì đó rất xa lạ với đời sống đức tin của các bạn. Các bạn trẻ thích đọc và tìm hiểu Kinh Thánh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hoặc nếu các bạn trẻ ham mê học hỏi và cầu nguyện với Kinh Thánh, thì đó là những tu sĩ và linh mục trẻ tuổi mà thôi. Trong hoàn cảnh như thế không biết nên buồn hay vui. Nói như thế để chúng ta nhìn nhận một sự thật rằng các bạn trẻ Công giáo ít đọc Kinh thánh hơn những bạn trẻ Tin Lành. Tôi xin đưa ra vài lý do dưới đây: