Ba câu mở đầu bài Tin Mừng là lời dẫn nhập cho “ba dụ ngôn về lòng thương xót”: con chiên lạc tìm được, đồng tiền đánh mất tìm được, đứa con đi hoang tìm được. Như thế, ba câu chuyện này đã được Đức Giê-su kể để tự biện hộ về những quan hệ chướng tai gai mắt (đối với phái Pha-ri-sêu và giới kinh sư) mà Người vẫn thường có với những “kẻ tội lỗi”.
Lạy Chúa Giêsu,ai trong chúng con cũng thích tự do,nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.Xin giúp chúng con được tự do thực sự:tự do trước những đòi hỏi của thân xác,tự do trước đam mê của trái tim,tự do trước những thành kiến của trí tuệ.Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,xin cho chúng con được tự do như Chúa.Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,khi Chúa đồng bàn với người tội lỗivà chữa bệnh ngày Sabát.Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Lạy Chúa Giêsu,dân làng Nazareth đã không tin Chúavì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.Các môn đệ đã không tin Chúakhi thấy Chúa chịu treo trên thập tự. Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúachỉ vì Chúa sống như một con người,
Thiên Chúa yêu tôi! Không nên đối chọi lòng thương xót với sự đòi hỏi, như triết gia vô thần Bertrand Russell đã từng làm thế khi so sánh Đức Giê-su với Đức Phật. Ông bảo Đức Phật thì từ bi còn Đức Giê-su hay lên giọng đe dọa hỏa ngục! Tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi người được yêu phải từ bỏ điều ác, phải thực hành điều thiện. Con dao mổ của y sĩ giải phẫu bao giờ cũng gây đau đớn, nhưng đó là điều kiện để thoát hiểm. Chớ nên loại bỏ tiếng cuối cùng này: “Nếu không, ông sẽ chặt nó đi!” Mùa chay chính là mùa thuận tiện để sống Tin Mừng cách tận căn, triệt để. Bạn có nghĩ thế không?