Hãy để tiếng "Ephphatha" của Chúa vang lên trong đời sống chúng ta mỗi ngày, giúp chúng ta mở lòng trước tình yêu và lòng thương xót của Ngài. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể thực sự nghe được tiếng Chúa và nói về Chúa bằng chính đời sống yêu thương và chứng tá của mình.
Hôm nay, chúng ta mừng kính Đức Mẹ Lộ Đức, một trong những dịp lễ đặc biệt trong lịch phụng vụ của Giáo Hội, nơi mà tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa qua Đức Mẹ lại một lần nữa được tỏ lộ cách kỳ diệu. Lễ mừng Đức Mẹ Lộ Đức nhắc chúng ta về sự kiện Đức Mẹ hiện ra với cô bé Bernadette Soubirous vào năm 1858 tại Lộ Đức, miền nam nước Pháp.
Có những người không thể chịu đựng được sự cô đơn. Họ cần phải được bao quanh bởi tiếng nói, bởi sự náo nhiệt, bởi những mối quan hệ, dù nông cạn, chỉ để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn. Nhưng rồi, sau tất cả những ồn ào đó, họ vẫn cảm thấy lạc lõng.
Cuộc sống mà, có những người có Tết, đón năm mới trong niềm vui, nhưng cũng có những người không có Tết, không thể về nhà, không thể đoàn tụ. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, chúng ta vẫn có thể tìm thấy niềm hy vọng, vì cuộc đời luôn có những điều kỳ diệu, những cơ hội mới, và những phép màu mà đôi khi chỉ cần chúng ta mở lòng để nhìn thấy.
Trong một bài báo đăng trên Examiner, ấn phẩm trực tuyến của giáo phận Hồng Kông vào ngày 3/1/2024, Đức Hồng y Chu Thủ Nhân của Hồng Kông đã nhấn mạnh đến việc cần chấm dứt lãng phí thực phẩm. Ngài nói rằng điều này phù hợp với việc tôn trọng nhân quyền và chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Trong thời đại này, người tín hữu Công giáo cần tự vấn: thời gian dành cho mạng xã hội, trò chơi điện tử, hoặc các hoạt động số hóa khác có lấn át thời gian dành cho cầu nguyện, học hỏi Lời Chúa, và tham dự Thánh Lễ không? Nhiều người sẽ nhận ra rằng, thời gian cho công nghệ thường vượt xa thời gian dành cho Thiên Chúa.
Hôm nay, khi chúng ta phó thác năm mới này cho Mẹ, chúng ta được mời gọi sống một cách sâu sắc hơn lòng biết ơn, sự phó thác, và niềm hy vọng. Hãy để Mẹ dẫn dắt mỗi bước đi của chúng ta, để Mẹ dạy chúng ta biết sống trong niềm tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa, biết đáp lại lời mời gọi của Người bằng tất cả trái tim mình, như Mẹ đã làm.
Ở đời này, ý nghĩa và hạnh phúc có những chiều sâu khác nhau, và tôi cho rằng, ở đời sau cũng vậy. Cho nên, lời mời của Chúa Giêsu chính là hãy đón nhận nỗi đau từ thập giá, còn hơn là để tâm hồn trơ trơ!
Câu chuyện đặt tên cho đứa trẻ Gioan trong Tin Mừng Luca hôm nay không chỉ đơn giản là một sự kiện trong gia đình ông bà Dacaria và Êlisabét, mà còn là một dấu chỉ quan trọng về cách Thiên Chúa hành động trong lịch sử cứu độ của loài người. Sự ngạc nhiên của những người chứng kiến khi họ thấy ông Dacaria và bà Êlisabét không đặt tên cho con theo truyền thống trong dòng họ, mà lại chọn tên Gioan, một cái tên không quen thuộc, là một dấu hiệu rõ ràng của sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa.
“Người không đủ khôn ngoan mới tranh cãi đúng sai” là một câu nói giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng, sự khôn ngoan không chỉ nằm ở việc chứng minh mình đúng, mà còn ở khả năng lắng nghe, kiên nhẫn và thấu hiểu. Tranh cãi không phải lúc nào cũng là một cuộc chiến thắng thua, mà là cơ hội để học hỏi và chia sẻ. Nếu chúng ta biết chấp nhận sự khác biệt, biết lắng nghe và tìm kiếm giải pháp thay vì chứng minh ai đúng ai sai, chúng ta sẽ sống một cuộc đời hòa bình và ý nghĩa hơn.