Làm sao chúng ta cảm nhận được những gì ẩn trong riêng tư cuộc đời người khác? Ngược lại, những chuyện xảy ra trong riêng tư của cuộc đời chúng ta tác động đến người khác như thế nào? Không ai là một hòn đảo, thật vậy, không ai thật sự cô độc. Nếu là một người có đức tin hoặc thậm chí chỉ cần là người có nhạy cảm trực giác sắc bén, bạn sẽ biết trên đời này không hề có hành động riêng lẻ thật sự, dù tốt hay xấu. Mọi việc chúng ta làm, dù riêng tư đến thế nào, cũng ảnh hưởng đến người khác.
Khi chúng ta may mắn còn mẹ, chúng ta hãy trân trọng từng giây phút sống bên mẹ; dù bạn ở xa hay ở gần, dù ở trong bất cứ công việc nào…, bạn hãy dành thời gian để thăm hỏi mẹ dù chỉ là một cuộc điện thoại. Bạn đừng ngại ngùng khi đứng trước bạn bè cùng với người mẹ quê mùa nhưng hãy tự hào vì mình được làm con của mẹ và hãy tự hào vì mình có một kiến trúc sư vĩ đại đã vẽ nên một tác phẩm tuyệt vời và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời mình.
Ký ức về Mẹ có lẽ mãi chả bao giờ phai : Một con người thẳng thắn, cương nghị và quyết toán. Kèm theo đó là lòng nhân hậu bao la của người Mẹ. Chả có cái “tội” gì ngoài cái “tội” khó tính ! Và chính vì thế, bọn tôi mới nên người. Con trai nha ! Đi học tối 7 giờ về ! Chưa đến 7 giờ là ra đầu ngõ chờ ! Lòng thì muốn con về nhà đúng giờ. Kèm theo đó là không muốn con lê la ngoài đường ngoài sá !
Cộng đoàn Giuse Gò Vấp khởi đi với những bước khó khổ, thăng trầm cùng với những sinh hoạt khá đa dạng và phong phú với những chức năng khác nhau. Đó là dấu chỉ tình thương của Chúa thể hiện qua những nỗ lực, hiệp lực, đồng lao cộng khổ của các thế hệ chị em cùng một lòng để rồi hôm nay có được cơ sở khang trang vượt trên sự mong đợi của mọi người.
Nể Mẹ ở chuyện bằng lòng để rồi như là một mẫu gương trong đời sống đức tin cũng như thường nhật. Chính lời xin vâng và bằng lòng với cuộc sống và cả đau bệnh dệt nên cuộc đời của Mẹ. Và Mẹ đã dâng lên Chúa như của lễ toàn thiêu và tin tưởng Chúa vui nhận cuộc đời của người phụ nữ đơn hèn không bằng cấp.
Sáng nay, Tôi được đánh động, được gợi nhớ về ngày Thứ Tư Lễ tro của 353 năm trước. Về lá thư mà Đức cha Lambert đã viết cho hai chị Anê và Paula.“Ta đã ao ước nói chuyện với các con sau khi các con tuyên các lời khấn cách công khai vào ngày lễ Tro, trước sự hiện diện của ta, để nói thêm với các con vài điều về sự cao trọng của bậc sống các con và sự hoàn thiện mà lòng thương xót Thiên Chúa gọi các con đến, nhưng ta buộc phải ra đi vào ngày hôm đó để trở về.”
Khi một nhân cách bị đau khổ đè bẹp, một cách tự nhiên, người ta có xu hướng quay trở lại những cố thủ trong quá khứ, nghĩa là kích hoạt lại các khoảnh khắc đẹp của cuộc đời họ, nơi mà họ đã từng tận hưởng sự bình yên, niềm vui, tình yêu... Vì thế, người đau khổ bỗng cho mình là trung tâm của thế giới. Có người không ngừng nói về bản thân, bắt người khác lắng nghe họ. Có người thì lui về khép kín lòng mình, không muốn tiếp xúc với ai...
Thiên Chúa thương yêu con người. Thiên Chúa tạo dựng nên tất cả và cho con người hưởng tất cả mọi thứ cây ăn trái trong vườn, chỉ trừ cây biết lành biết dữ ở giữa vườn. Tưởng chừng mối tình ấy đẹp nhưng con người đã phá vỡ. Cũng chỉ vì con người suy nghĩ khác với suy nghĩ của Thiên Chúa nên tương quan tốt đẹp giữa Thiên Chúa và con người bị đổ vỡ.
Còn đâu chung một mái nhà, còn đâu tình mẹ, tình cha và còn đâu “ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng…”, giờ chỉ còn lại một ngọn nến hắt hiu trong đêm bên cạnh các xơ. Từng muỗng cháo, từng lời ru tiếng hát, từng giọt sữa nơi vành môi, từng bước chân đầu đời đều do chính bàn tay của các nữ tu chăm sóc, dắt dìu và bao lâu nay:
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không nói lời nào về Đức Benedicto XVI. Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nói về gương sáng của Đức Benedicto XVI cũng như những gì Đức Benedict XVI đã làm. Chuyện này dường như cũng không thấy trong bài giảng an táng nào ở Việt Nam. Càng cao trọng, càng đóng góp hay càng chức vụ thì bài giảng sẽ không quên liệt kê các công đức, các việc người quá cố đã làm