Vai trò người Phụ trách cộng đoàn - chị giáo các giai đoạn Huấn Luyện khởi đầu

Thứ hai - 25/10/2021 07:48 1.156 0
 
VAI TRÒ
NGƯỜI PHỤ TRÁCH CỘNG ĐOÀN -
 CHỊ GIÁO CÁC GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN KHỞI ĐẦU
               
                                       
 


Kính chào các vị Phụ trách ,

I. DẪN NHẬP :

Tâm tình cảm tạ

Trước tiên, tôi phải dâng lời cảm tạ Chúa với 3 lý do này là

- Sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa dành cho Hội Dòng MTG Giáo Phận Đàng Trong luôn tồn tại và góp phần tiến triển với Giáo Phận giữa bao thử thách  cam go từ 346 năm qua, mà hôm nay chúng ta còn được chung hiệp niềm vui mừng 400 năm Truyên Giáo của Giáo Phận này..

- Nhìn lại quá khứ  của Hội Dòng, chúng ta cũng phải nhận ra rằng Chua nhân lành đã dùng các Chị Em như những khí cụ trong cánh tay kỳ diệu Ngài, đặc biệt các vị Bề trên gương mẫu qua các thế hệ xa xưa, luôn biết vực dậy lòng can đảm và chí kiên cường để Hội Dòng vẫn sống, dù hàng trăm chị em phải hi sinh, nhà cửa bị tàn phá, tiêu huỷ ... Hội Dòng vẫn vươn cao kỳ hiệu của Thánh Giá Chúa như cây cổ thụ trong cộng đồng Giáo Phận chúng ta.

- Và hôm nay, Hội Dòng vẫn đang  nhờ ơn Chúa mà tiến bước vững vàng trên con đường phụng sự Chúa và Giáo Hội với một một tinh thần tông đồ vững mạnh hơn trước hoàn cảnh xã hội và Giáo Hội có nhiều đổi thay. Xin cảm tạ Chúa nhân lành.

II/   NHỮNG PHẨM CHẤT VI BỀ TRÊN DÒNG

- Tôi xin ghi nhận vắn tắt một số đòi hỏi của Công Đồng VATICAN II gợi lên cho Hội Dòng những định hướng căn bản để sống trung thành với Chúa Giêsu Kitô của Phúc Âm lại vừa thích nghi đúng đắn với thời đại mình đang sống. qua sắc lệnh “ Canh tân Dòng Tu”(số 14) Đây là ít chỉ dẫn chân dung lý tưởng các vị Bề trên Dòng :

1. Có ý thức trách nhiệm: “Các vị bề trên sẽ phải trả lẽ về các linh hồn đã được uỷ thác cho mình, nên hãy ngoan ngoãn tuân hành ý Chúa khi chu toàn bổn phận, và hãy thi hành quyền bính trong tinh thần phục vụ anh chị em, làm sao để chứng minh được mối tình Thiên Chúa đã yêu thương họ”.(DT 14,c)

Nắm vững lý tưởng, mục đích và chân tính Hội Dòng.

Biết sống theo Thánh Ý Chúa (cho mình và cho Chị Em) , theo qui luât Chúa, Luật Hội Thánh và Hiến chương Dòng)

Giúp chị em sống đời thánh hiến đúng đắn

Cần hiểu biết nhau từng người trên-dưới;  thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ đối thoại. Nếu mọi người trên và dưới đều biết tìm Ý Chúa  cách nghiêm túc, ắt không sợ gặp gỡ nhau
1.  Quyền bính trong Giáo Hội để phục vụ, chứ không phải ra lệnh, khai thác.
Biết kiên nhẫn, lắng nghe những người thuộc quyền và khôn ngoan suy xét.
2. Phát triển nhân vị người dưới cả về nhân bản lẫn Kitô giáo; noi gương Chúa Kitô hi sinh phục vụ vì giá trị đời đời của họ “Với lòng kính trọng nhân vị, các ngài hãy quản lý những người thuộc quyền như những con cái Thiên Chúa, bằng cách phát triển sự tuân phục tự nguyện” (DT 14,c2) 
 
Tôn trọng nhân vị của các Con cái Thiên Chúa.(Không coi họ như những con nhỏ)  
 
 Loại bỏ những thói tục quan liêu, làm mất nhân phẩm người dưới quyền, làm nhục kẻ dưới ..(Đánh đập, la mắng phủ đầu).

3.  Biểu thị thánh ý Chúa. “ Các vị bề trên phải đặc biệt để cho bề dưới dược tự do cần thiết trong việc xưng tội và linh hướng. Hãy hướng dẫn các tu sỹ biết cộng tác với tinh thần vâng lời tích cực và trách nhiệm trong những bổn phận phải chu toàn, và những sáng kiến cần có” (DT 14)

Phân biệt toà trong với toà ngoài.  Công việc quản trị của Bề trên thuộc toà ngoài. Còn những bí mật  được ký thác riêng với bề trên nơi lãnh vực lương tâm lại thuộc toà trong, riêng tư, bề trên không thể khai thác những điều này, nhất là về “tội lỗi” hay về cảm nghĩ người khác (Đó là khai thác, gây nghi kỵ giữa cộng đoàn; ép cung: bắt người dưới nói điều liên quan tới người khác...
Trừ những việc gây thiệt hại nặng nề cho đương sự, thiệt hại nặng cho cộng đoàn và cho người thứ ba, thi Bề trên thượng cấp mới có quyền dùng đức vâng lời. Còn Ấn Toà Giải tội thì không bao giờ được tiết lộ.
 
*Việc đồng hành (không phải là linh hướng,) không thuộc toà trong, mà là toà ngoài, nói nhẹ đi vai trò giám thị, cộng tác với bề trên chứ không phải là phương tiện dò xét lương tâm, khai thác người khác ... (Đừng lạm dụng “đức vâng lời” mà buộc người dưới báo cáo về người chị em khác. Làm mất tinh thương yêu hiệp nhất cộng đoàn)
 
Các Bề Trên không được phép tiết lộ những chuyện Toà Trong , tức là những chuyện lương tâm của người thuộc quyền tỏ bày cởi mở tự nguyện ra toà ngoài (nói chung với Chị Em hay người khác).

Và thay lời kết, tôi xin lấy lời Thánh PIÔ năm Dấu để nói với các Chị:

TRÍCH THƯ THÁNH PIÔ PIẾTRENSINA, LINH MỤC 23.9)

Thiên Chúa là Nhà Nghệ Sỹ đã tìm cách chuẩn bị những viên đá để xây nên ngôi đền vĩnh cửu, bằng những nhat đục đẽo miệt mài và gọt giũa chuyên cần, tài khéo. Đó là điều mẹ rất dịu hiền của chúng ta là Hội Thánh Công Giáo ca ngợi trong bài thánh thi lễ cung hiến thánh đường. Và thật như vậy.
     .................
    
Vậy linh hồn được dành cho hưởng vinh quang vĩnh cửu để trị vì cùng Đức Kitô, cũng phải được gọt giũa bằng những nhát búa nhát đục. Thiên Chúa là Nhà Nghệ Sỹ dùng những thứ dó để chuẩn bị đá là những tâm hồn được tuyển chọn.  Những nhát búa, những nhát đục đẽo đó là gì? Chị ơi, đó là các bóng tối, những sự sợ hãi, những cám dỗ, những sự buồn phiền trong tâm trí, những nối sợ hãi về đường thiêng liêng, với chút sầu não, và cả những đau đớn trong thân xác.
Thật vậy, Sách Thánh nói: Người công chính ngã bảy lần.
 
Khi Đức Giêsu tỏ mình ra, chị em hãy tạ ơn Người; nếu Người ẩn mình, cũng cứ tạ ơn Người; đó là những trò vui của tình yêu. Tôi muốn chị em cùng Đức Giêsu trao phómạng sống trên thập giá và cùng Đức Giêsu kêu lên: Đã hoàn tất.(Bài đọc 2 Kinh Sách lễ thánh Piô Năm Dấu)

CHÚ THÍCH :
1 -Liên quan đến đức vâng phục và lương tâm trong đời sống Hội dòng

GIÁO LUẬT

Điều 630

§1. Các Bề Trên phải nhìn nhận sự tự do chính đáng của các thành viên trong những gì liên quan đến bí tích sám hối và việc linh hướng, miễn là vẫn giữ nguyên kỷ luật của tu hội.

§2. Các Bề Trên, chiếu theo quy tắc của luật riêng, phải liệu sao cho các cha giải tội có khả năng luôn sẵn sàng để các thành viên có thể thường xuyên xưng tội với các ngài.

§3. Trong các nữ đan viện, trong các nhà đào tạo, và trong các cộng đoàn đông người thuộc hàng giáo dân, phải có các cha giải tội thường lệ được Đấng Bản Quyền địa phương chuẩn nhận, sau khi đã tham khảo ý kiến của cộng đoàn, tuy nhiên, họ không buộc phải xưng tội với các vị ấy.

§4. Các Bề Trên đừng giải tội cho những người thuộc quyền mình, trừ khi những người này tự ý yêu cầu điều này.

§5. Các thành viên phải đến với các Bề Trên của mình với lòng tin tưởng, họ có thể tự do và tự ý cởi mở tâm hồn với các ngài. Tuy nhiên, các Bề Trên không được xúi giục họ giãi bày lương tâm bằng bất cứ cách nào.

HIẾN CHƯƠNG HỘI DÒNG MTG QUI NHƠN

Điều 27. Thái độ đối với Bề trên

1.       Chị em hãy tỏ lòng khiêm tốn kính trọng Bề trên, là những đại diện của Thiên Chúa. Khi vâng lời các ngài, chị em hãy xác tín mình đang thực hiện Thánh ý Thiên Chúa[1].

2.       Để làm nhẹ bớt gánh nặng trách nhiệm của Bề trên, chị em hãy có thái độ thông cảm, sẵn sàng hợp tác, góp ý xây dựng và tránh những lời phê bình tiêu cực.
3.       Khi gặp những lệnh truyền trái ý, chị em hãy sẵn sàng hy sinh ý riêng để chu toàn các quyết định của Bề trên với thái độ nhẫn nại[2].
4.       Chị em phải rất thận trọng khi nại tới lý do lương tâm để từ chối vâng phục. Trong trường hợp được xác minh cách khách quan rằng điều Bề trên truyền dạy đi ngược lại luật Thiên Chúa, luật Giáo hội, luật Dòng, hoặc gây ra một sự thiệt hại trầm trọng và chắc chắn, thì không buộc phải vâng lời[3]
Về phần chủ quan, khi xét thấy lệnh truyền phương hại đến đời sống tu trì của mình hoặc cộng đoàn, chị em nên khiêm tốn đối thoại trực tiếp với Bề trên, và chỉ trình bày với Bề trên cao hơn hoặc với Đức Giám mục sở tại khi cuộc đối thoại gặp bế tắc.

Điều 58. Hoán cải không ngừng
Để thực hiện cuộc hoán cải thường xuyên, cần thiết cho việc tiến đức:

1.  Hằng ngày, chị em xét mình cách trung thực, khiêm tốn trước mặt Chúa về các cố gắng cũng như thiếu sót, lỗi lầm[4].

2.  Chị em năng lãnh nhận bí tích Hòa giải theo ý hướng của Giáo hội[5].

3. Chị em được hưởng quyền tự do chính đáng trong việc lãnh nhận bí tích Hòa giải và việc hướng dẫn lương tâm, nhưng vẫn phải tôn trọng kỷ luật của Hội dòng[6]:

a.   Các Bề trên phải lo liệu cho có những cha giải tội xứng hợp để chị em dễ dàng xưng tội[7];

b. Đối với những cộng đoàn đông chị em hoặc các cộng đoàn huấn luyện, sau khi tham khảo ý kiến cộng đoàn, cần có cha giải tội thường lệ do Đấng bản quyền sở tại chuẩn nhận, nhưng không buộc chị em phải xưng tội với các ngài[8].

4. Chị em có quyền tự nguyện cởi mở tâm hồn với các Bề trên, nhưng Bề trên không được phép dùng bất cứ cách nào buộc chị em bộc lộ lương tâm cho mình[9].

Điều 107. Việc lượng định
1.   Mục đích

Việc lượng định giúp người thụ huấn biết rõ mình. Sự hiểu biết ấy là căn bản để đương sự xác định được ơn gọi của mình.

2.   Cách thực hiện
a. Trong tinh thần cầu nguyện người thụ huấn tự tay viết bản lượng định về ơn gọi của mình;
b. Chị đặc trách huấn luyện, với sự giúp đỡ (trực tiếp hoặc gián tiếp) của cộng đoàn liên hệ, nêu ra những nhận định về từng người thụ huấn;
c.  Chị đặc trách huấn luyện dựa trên những dữ liệu sẵn có, trao đổi với người thụ huấn;
d.  Chị đặc trách huấn luyện gửi bản phúc trình lên chị Tổng Phụ trách là người có quyết định cuối cùng.

3.  Sự cẩn mật cần thiết

Việc lượng định vừa quan trọng vừa tế nhị, do đó:

a.  Mỗi chị em phải làm việc này với lương tâm và tinh thần trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa, Giáo hội và Hội dòng;

b. Mỗi chị em phải biết sử dụng sự tự do chính đáng của lương tâm mình, đồng thời tôn trọng tự do của người khác; nhưng phải giữ sự cẩn mật cần thiết để bảo vệ thanh danh và sự hiệp nhất giữa chị em

2. TRÍCH THƯ THÁNH PIÔ PIẾTRENSINA, LINH MỤC 23.9)

Thiên Chúa là Nhà Nghệ Sỹ đã tìm cách chuẩn bị những viên đá để xây nên ngôi đền vĩnh cửu, bằng những nhat đục đẽo miệt mài và gọt giũa chuyên cần, tài khéo. Đó là điều mẹ rất dịu hiền của chúng ta là Hội Thánh Công Giáo ca ngợi trong bài thánh thi lễ cung hiến thánh đường. Và thật như vậy.

Bất cứ linh hồn nào được dành cho vinh quang vĩnh cửu có thể được coi cách rất đúng như viên đá, để xây nên ngôi đền vĩnh cửu. Kiến trúc sư xây nhà trước hết phải gọt đẽo những viên đã xây ngôi nhà đó. Ông phải dùng búa dùng đục mà làm. Cha trên trời cũng làm như thế đối với các linh hồn được tuyển chọn. Những linh hồn này, do sự khôn ngoan và quan phòng tuyệt vời của Người, đã được dành riêng từ thuở đời đời để xây dựng ngôi đền vĩnh cửu.

Vậy linh hồn được dành cho huổng vinh quang vĩnh cửu để trị vì cùng Đức Kitô, cũng phải được gọt giũa bằng những nhát búa nhát đục. Thiên Chúa là Nhà Nghệ Sỹ dùng những thứ dó để chuẩn bị đá là những tâm hồn được tuyển chọn.  Những nhát búa, những nhát đục đẽo đó là gì? Chị ơi, đó là các bóng tối, những sự sợ hãi, những cám dỗ, những sự buồn phiền trong tâm trí, những nối sợ hãi về đường thiêng liêng, với chút sầu não, và cả những đau đớn trong thân xác.

Vậy chị em hãy tạ ơn lòng lành vô cùng của Cha muôn đời, vì Người đối xử như vậy đối với linh hồn chị em, linh hồn đã được dành sẵn cho ơn cứu độ. Tại sao không hãnh diện vì cách cư xử đầy tình nghĩa của người Cha tốt nhất trong các người cha? Chị em hãy mở tâm hồn ra cho Thiên Chúa là vị lương y của các linh hồn và phó thác mình vào cánh tay chí thánh của Người, với đầy lòng tin cậy. Người xử với chị em như những người được tuyển chọn để theo sát Đức Giêsu trên con đường dốc lên đồi Canvariô. Tôi vui mừng và vô cùng cảm động, khi nhìn thấy ân sủng hoạt động nơi chị em thế nào.

Chị em đừng hoài nghi rằng mọi sự xảy đến cho linh hồn chị em là do Chúa sắp đặt. Vì thế đừng sợ rằng mình sa vào sự dữ hoặc sự xúc phạm đến Thiên Chúa. Chị em chỉ cần biết rằng: trong toàn bộ cách sống, chị em đã không bao giờ xúc phạm đến Chúa, trái lại Người đã được tôn vinh mỗi ngày một hơn.

Nếu Đấng Phu Quân vô cùng nhân hậu của linh hồn chị em ẩn mình, thì, không phải như chị em nghĩ, là vì Người muốn trả thù sự bất trung của chị em, mà chỉ là vì Người thử thách sự trung thành và kiên trì của chị em và chữa trị chị em cho khỏi một số bệnh tật, mà con mắt xác thịt không nhìn thấy, là những bệnh tật và sai lỗi ngay cả người công chính cũng không thoát khỏi. Thật vậy, Sách Thánh nói: Người công chính ngã bảy lần.

Chị em hãy tin tôi: giả như tôi không biết là chị em buồn sầu như vậy, thì tôi sẽ kém vui, vì tôi sẽ hiểu là Chúa ban cho chị em ít viên ngọc hơn. Hãy xua đuổi như những cám dỗ các hoải nghi ngược lại ... Cũng hãy xua đuổi những hoại nghi về cách sống của chị em, nghĩ rằng chị em không nghe tiêng Chúa kêu gọi và bỏ ngoài tai những lời mời ngọt ngào của Đấng Phu Quan. Tất cả những điều đó không phát xuất từ thấn khí tốt mà là từ thần khí xấu. Đó là những mưu ma chước quỷ nhằm làm cho chị em rời xa sự hoàn thiện, hay ít là chậm bước trên con đường tiến về đó. Chị em đừng nản lòng!

Khi Đức Giêsu tỏ mình ra, chị em hãy tạ ơn Người; nếu Người ẩn mình, cũng cứ tạ ơn Người; đó là những trò vui của tình yêu. Tôi muốn chị em cùng Đức Giêsu trao phómạng sống trên thập giá và cùng Đức Giêsu kêu lên: Đã hoàn tất. (Bài đọc 2 Kinh Sách lễ thánh Piô Năm Dấu)

CHỊ GIÁO  : CÁC GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN KHỞI ĐẦU

Mở đầu: Tôi rất bối rối khi được giao cho đề tài : “Chị Giáo các giai đoạn Huấn luyện khởi đầu”, vì tôi không chuyên vấn đề này, trong khi các Chị đã kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đã dự biết bao nhiêu năm Họp bàn về Huấn luyện trong chính Hội Dòng cũng như Liên Dòng các Chị Em.
 
Tuy nhiên, để gợi lại với các Chị Em một số những chỉ dẫn của Công Đồng Vaticanô II và đặc biệt Huấn Thị “Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng’ ngày 2.2.1990, của Thánh Bộ Tu Sỹ; tôi ghi lại những trang trực tiếp hướng dẫn công cuộc Huấn luyện này. Và gần đây có Bài thuyết trình của cha  Micae Phaolô Trần minh Huy SSP cho Liên Dòng MTG và các Dòng Nữ Đa Minh VN.
 
Tôi chỉ ghi lại một số ít điều thiết thực và cần thiết thôi.
 
Tôi cũng xin phân biệt “Chị Giáo” và “Nhà đào tạo hay huấn luyện”.  Chị Giáo thì trực tiếp chuyên lo về một môn học nào đó liên quan trong việc huấn luyện tu sỹ. Có nhiều môn học về nhiều phương diện liên quan. Còn Nhà đào tạo hay huấn luyện thì phải chăm sóc toàn diện hơn trong tất cả chương trình đào tạo tu sỹ về mọi mặt, như các Chị Bề trên vậy.

I.   HUẤN LUYỆN CÁI GÌ và BẰNG CÁCH NÀO?

Chương I của Huấn thị: Thánh hiến trong đời tu và việc huấn luyện

“Đời sống tu trì qui tụ các môn đệ Đức Kitô nhằm giúp họ tiếp  nhận ‘ơn Chúa mà Giáo Hội đã nhận từ Đức Kitô và nhờ ơn Ngườ, Giáo Hội vẫn trung thành gìn giữ” (GH 43)... Đời sống này giúp các em đi sâu vào việc thống nhất đời sống trong Đức Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần, qua việc hoà hợp các yếu tố thiêng liêng, tông đồ, đạo lý và thực hành (Dt, 18)

Chương II: Tổng quát về các giai đoạn huấn luyện đời tu:

A.Tác nhân và môi trường huấn luyện:
Chúa Thánh Thần,
Đức Trinh Nữ Maria,
Giáo Hội và cảm thức của Giáo Hội,
Cộng đoàn Dòng Tu,
chính Tu sỹ chịu trách nhiệm về tự huấn luyện mình,
các nhà giáo dục hay huấn luyện (Bề trên và các vị có trách nhiệm huấn luyện.)
Không phải một mình Chị lo huấn luyện dạy dỗ; nhưng có biết bao “tác nhân và môi trường cùng hành động, mà Chị cần cộng tác vào trong tinh thần hiệp nhất !

B. Huấn luyện về chiều kích nhân bản và Kitô giáo.
 
Cần có nền tảng nhân bản và Kitô giáo, bảo đảm những  điều chỉnh hữu ích trong suốt khoá huấn luyện tuỳ theo sự phát triển của con người và những biến chuyển bên ngoài, Đây là một điều quan trọng.

Ưu tiên cho chiều kích thiêng liêng: “Việc huấn luyện các tu sỹ trong những giai đoạn khác nhau: khởi đầu và liên tục, có mục đích chính là làm cho các tu sỹ có kinh nghiệm dồi dào về Thiên Chúa và giúp họ kiện toàn một cách tiệm tiến những kinh nghiệm ấy trong đời sống của họ”(Chiều kích chiêm niệm đời tu,số 17)

C. Khổ chế.
Cần có khổ chế theo tinh thần của “mầu nhiệm Vượt qua”. “Việc theo Đức Kitô giúp tham dự ngày càng ý thức và cụ thể hơnvào mầu nhiệm thương khó, chết và sống lại của Người. Mầu nhiệm phục sinh phải là trung tâm của của các chương trình huấn luyện, vì đó là nguồn mạch đem lại sức sống và trưởng thành. Chính trên nền tảng đó sẽ hình thành con người mới, con người tu trì và tông đồ.”(Đức Gioan-PhaolôII huấn dụ các tu sỹ Brasil 11,7,1986)

Khổ chế cần thiết ngay cả ở bình diện con người. Biết từ chối những động lực thúc đẩy và bản năng tự phát sơ đẳng, giúp người tu sỹ phải cố gắng tiến hơn lên.
   
Sau nữa cần tập sống thinh lặng và cô tịch  theo đời tu đòi hỏi, để có thì giờ dành riêng với Chúa trong nôi tâm, biết lắng nghe  và nghiền gẫm Lời Chúa giúp trưởng thành tâm linh và hiệp thông huynh đề trong Chúa Kitô.

D. Phái tính và việc huấn luyện; người nữ dưới ánh sáng Đức Maria.
 
Cần huấn luyện để có những tương quan với mọi giới. Cần được giúp đỡ để hiểu biết những phong phú và giới hạn của con người mình, chứ không chỉ làm việc chung là đủ. Cần củng cố sự trưởng thành và luyện giữ đức khiết tịnh hoàn hảo. Khả năng suy tư về vị trí của phái tính trong ý định của Thiên Chúa khi sáng tạo và cứu độ. Khả năng tự chủ bản thân.
 
Huấn luyện sống khiết tịnh trong tương quan nam nữ. Bình đẳng nhân vị và có tương quan tốt với nhau.
 
Căn tính người nữ tu dưới ánh sáng Đức Maria: hiến thân cho tình yêu cao đẹp nhất với lòng trung tín vô hạn

II.  CÁC GIAI ĐOẠN ĐÀO TẠO TU SỸ    (x. Nhà đào tạo trang 16-32)
 
Chương III: Các giai đoạn huấn luyện tu sỹ (Ghi rõ số 42tới 71)

Tôi xin được lưu ý vài điểm:

+   Cuộc sống người Kitô hữu trên đời là cuộc sống đức tin chứ không phải cảm tính. Chị đừng đòi hỏi ứng sinh có cảm thấy lòng mênc Chúa trong cuộc sống tu trì. Cảm được là một điều tốt nhưng Chúa không đòi và không cần thiết để gọi là Mến Chúa thật.. “Ai yêu mến Ta là giữ lời Ta “. Vậy đừng gò bó con người ta vào cảm giác bên ngoài.
 
+   Phân biệt Toà trong và Toà ngoài. Đừng làm mọi cách như để điều tra hay ép buộc người ta phải nói lương tâm họ cho Chị.
 
+   Cầu nguyện để tìm biết Thánh Ý Chúa cho mình và cho học viên; cũng như hiệp nhất với các tác nhân đào tạo. Sống đức tin trưởng thành vững vàng.

+    Đừng quên tinh thần phục vụ khiêm tốn theo gương Chúa Giêsu.”Hãy học với Thầy, vì Thầy hiền lành và khiêm nhượng trong lòng!”- Phục vụ là phải hạ mình xuống vì yêu thương...

Và chúng ta đi vào từng giai đoạn đào tạo. ..từ trang 16 tới trang 32..
            1.   Giai đoạn Đệ Tử viện
            2.   Giai đoạn Tiền Tập viện
            3.   Giai đoạn Tập viện
            4.   Giai đoạn Học viện
            4.   Giai đoạn thường huấn
 
Giai đoạn cuối đời, tuổi trưởng thành và trọn vẹn.

III.   Mong các Chị sẽ là nhà đào tạo phẩm chất
  .   Làm chứng nhân cho Chúa bằng cuộc sông đức tin
  .   Hiệp thông và cộng tác với nhóm đào tạo.
  .   Quí ơn gọi và thương yêu ứng sinh
  .   Làm cho ứng sinh thấy sức hấp dẫn của ơn gọi.
  .   Khích lệ ứng sinh chấp nhận những đòi hỏi của ơn gọi.
  .   Giúp ứng sinh nhận ra con người thật của mình với những điểm mạnh và điểm yếu, thuận lợi và cản trở, đồng thời chỉ đường dẫn lối giúp họ thắng vượt và trung thành với đời sống ơn gọi.
    (Xin xem thêm tài liệu!)


 

 

[1] x. DT 14,b
[2] x. ĐSTH 92
[3] x. CTPÂ 28
[4] x. GL 664; Ltk IV,7
[5] x. GL 664
[6] x. GL 630§1
[7] x. GL 630§2
[8] x. GL 630§3
[9] x. GL 630§5

Tác giả bài viết: Cha Linh hướng Giuse Phạm Thanh

 Tags: Tài liệu

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây