Tại sao Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu

Thứ sáu - 28/06/2024 20:35 444 0



Tại sao Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu

Philip Kosloski


Trong số bảy Bí tích, Bí tích Thánh Thể là “nguồn mạch và đỉnh cao” của Giáo hội và của đời sống mỗi người Công giáo, vì đó là chính Chúa Giêsu.

Theo trật tự ban đầu của bảy bí tích, các dự tòng được rửa tội, thêm sức và rước lễ lần đầu trong Thánh lễ Phục sinh.

Thứ tự này phản ánh một chân lý thần học quan trọng rằng: Bí tích Thánh Thể là “đỉnh cao” của hành trình cuộc đời người Công giáo.

Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo giải thích rằng: “Bí tích Thánh Thể hoàn tất việc khai tâm Kitô Giáo. Những người đã được nâng lên hàng tư tế vương giả nhờ bí tích Rửa Tội, và được nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô cách sâu xa hơn nhờ bí tích Thêm Sức, nay nhờ bí tích Thánh Thể được tham dự vào chính hy tế của Chúa cùng với toàn thể cộng đoàn” (GLCG 1322).

Nguồn mạch và chóp đỉnh

Sách Giáo lý tiếp tục bình giải về Bí tích Thánh Thể bằng cách nhấn mạnh vai trò đặc biệt của Bí tích này trong số bảy bí tích:

“Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô Giáo. “Những bí tích khác cũng như mọi thừa tác vụ trong Hội Thánh, và các hoạt động tông đồ, đều gắn liền với bí tích Thánh Thể và quy hướng về bí tích đó. Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta" (GLCG 1324).

Người Công giáo tin rằng trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện thực sự và trọn vẹn dưới hình bánh và rượu. Trong khi các bí tích khác dĩ nhiên thông chuyển ân sủng và sự sống của Chúa Kitô, thì chỉ có Bí tích Thánh Thể mới chứa đựng “Sự Hiện Diện Thực Sự” của Chúa Giêsu.

Toàn bộ mục tiêu của đời sống Kitô hữu là trở nên hiệp nhất hơn với Chúa Giêsu và Bí tích Thánh Thể là bí tích có thể hiện thực hóa điều đó một cách cụ thể nhất.

Một lần nữa Sách Giáo lý giải thích rằng, “Bí tích Thánh Thể là bản toát yếu và tổng luận của đức tin của chúng ta: “Cách chúng ta suy nghĩ phù hợp với bí tích Thánh Thể, và ngược lại bí tích Thánh Thể xác nhận cách suy nghĩ của chúng ta” (GLCG 1327).

Tất cả các bí tích khác đều hướng về Bí tích Thánh Thể, và chúng thường được cử hành trong bối cảnh Thánh lễ nhằm củng cố thực tại thiêng liêng này.

 

 

Tác giả bài viết: Giuse Võ Tá Hoàng

Nguồn tin: https://www.hoangcatholic.com

 Tags: giáo lý

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây