giáo lý - Trang 3

tìm hiểu giáo lý

Đời sống cầu nguyện của Ápraham thay đổi thế nào khi ông gặp được Thiên Chúa

Đời sống cầu nguyện của Ápraham thay đổi thế nào khi ông gặp được Thiên Chúa

 06:32 20/01/2024

“Vì tin vào Thiên Chúa, đi trước nhan Ngài và trong giao ước với Ngài,tổ phụ Ápraham đã sẵn sàng đón tiếp Vị khách huyền bí vào lều trại của mình. Lòng hiếu khách đặc biệt của tổ phụ tại Mambrê mở đường cho Thiên Chúa loan báo về Người Con đích thực của lời hứa. Từ lúc đó, khi được Thiên Chúa bộc lộ cho biết ý định của Ngài, trái tim của tổ phụ Ápraham đã hòa theo lòng trắc ẩn của Chúa mình đối với loài người và dám chuyển cầu cho họ với một niềm tin tưởng bạo dạn” (GLCG 2571).
Thiên Chúa theo đuổi chúng ta ngay cả khi chúng ta trốn xa Ngài

Thiên Chúa theo đuổi chúng ta ngay cả khi chúng ta trốn xa Ngài

 01:56 17/01/2024

“Thiên Chúa kêu gọi con người trước. Dù con người quên lãng Đấng Tạo hóa của mình hay trốn xa nhan Ngài, dù họ chạy theo các ngẫu tượng của mình hay than trách Thiên Chúa đã bỏ rơi họ, Thiên Chúa hằng sống và chân thật vẫn không ngừng kêu gọi từng người đến gặp Ngài cách huyền nhiệm trong việc cầu nguyện” (GLCG 2567)
Tại sao tất cả mọi người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa

Tại sao tất cả mọi người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa

 23:30 13/01/2024

“Con người đi tìm Thiên Chúa. Khi tạo dựng, Thiên Chúa kêu gọi mọi hữu thể từ hư vô bước vào hiện hữu. “Vì được ban vinh quang và danh dự làm mũ triều thiên”, con người, sau các Thiên thần, có khả năng nhận biết “Danh Chúa lẫy lừng trên khắp địa cầu” (GLCG 2566).
Gánh nặng của người mục tử nhân lành

Gánh nặng của người mục tử nhân lành

 03:09 10/01/2024

Người Mục tử Nhân lành mang con chiên lạc từ xa về, như được miêu tả, là một công việc gian khổ. Tư thế cúi gập của người mục tử nói lên sự cố gắng hết sức cần thiết. Mô tả có chủ ý này phản ánh sức nặng hy sinh của Chúa Kitô trên thập giá – không chỉ là sức nặng của thanh gỗ mà còn là gánh nặng khôn lường mà Ngài phải gánh lấy vì ơn cứu rỗi nhân loại.
Tại sao Lễ Hiển Linh là lễ của ánh sáng

Tại sao Lễ Hiển Linh là lễ của ánh sáng

 07:53 05/01/2024

Lễ Hiển Linh là lễ ánh sáng. “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi” (Is 60,1). Với những lời này của tiên tri Isaia, Giáo hội diễn tả nội dung của ngày lễ. Ngài là ánh sáng thật và nhờ Ngài mà chúng ta được tạo thành để trở nên ánh sáng, thật vậy ánh sáng đã đến thế gian. Ngài ban cho chúng ta quyền trở nên con cái Thiên Chúa (x. Ga 1,9,12).
Các thiên thần có nói hoặc hát trong đêm giáng sinh không?

Các thiên thần có nói hoặc hát trong đêm giáng sinh không?

 18:26 28/12/2023

Thánh Luca không nói rằng các thiên thần đã hát. Ngài tuyên bố hết sức trang nghiêm: thiên binh ca ngợi Thiên Chúa và nói: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời” (Lc 2:13tt). Nhưng con người luôn biết rằng lời nói của các thiên thần thì khác với lời nói của con người, và trên hết, trong đêm hân hoan loan báo này, qua bài ca đó họ đã ca ngợi vinh quang trên trời của Thiên Chúa. Vì vậy, bài ca thiên thần từ ngay buổi đầu tiên đã được nhìn nhận là như âm nhạc xuất phát từ Thiên Chúa. Thật thế, nó như một lời mời tham gia ca hát với tâm hồn tràn đầy niềm vui vì chúng ta được Thiên Chúa yêu thương.
Ánh sáng đã đến giữa chúng ta

Ánh sáng đã đến giữa chúng ta

 18:45 21/12/2023

Ánh sáng là tước hiệu đầu tiên gắn với Ngôi Lời trong tựa ngôn của Tin Mừng Gioan và là một trong những chủ đề chính của toàn bộ cuốn sách Thánh này. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của hình ảnh này được gán cho Đức Giêsu, thật hữu ích khi so sánh phần đầu của tựa ngôn này với những câu đầu tiên trong sách Sáng Thế Ký, sau đó chú ý đến biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong toàn bộ Cựu Ước.
Mùa vọng mời gọi chúng ta chống lại chủ nghĩa hư vô của nền văn hóa đương đại

Mùa vọng mời gọi chúng ta chống lại chủ nghĩa hư vô của nền văn hóa đương đại

 05:41 07/12/2023

Trước niềm hy vọng này của con người, Thiên Chúa đã đáp lại bằng việc sinh ra trong thời gian như một con người nhỏ bé.Khi sống trong Mùa Vọng, xin Chúa cho mỗi người chúng ta giữ niềm hy vọng nơi Thiên Chúa, tin tưởng rằng có một cái gì đó sau cái chết, một thực tại tràn đầy tình yêu Thiên Chúa.
Dấu Thánh Giá không đơn giản là mở đầu hay kết thúc.

Dấu Thánh Giá không đơn giản là mở đầu hay kết thúc.

 19:51 15/11/2023

Là một người Công giáo gộc, có nhiều điều tôi chưa bao giờ đặt vấn đề về đức tin Công giáo hay đắn do suy nghĩ khi thực hiện điều gì đó với tư cách là người công giáo. Những thứ như tháng Năm dâng hoa kính Đức Mẹ hay đi Đàng Thánh Giá… tất cả chỉ là một phần văn hóa khi tôi lớn lên. Lời kinh của tôi trước bữa ăn luôn bắt đầu bằng: “Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con..” và tôi luôn bắt đầu mọi lời kinh nguyện bằng dấu thánh giá.
Giáo hội đau khổ là gì?

Giáo hội đau khổ là gì?

 19:10 09/11/2023

Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo giải thích rằng có “Ba trạng thái của Hội Thánh… trong số các môn đệ, có những kẻ đang tiếp tục cuộc lữ hành trên trần thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống đời này và đang được thanh luyện, và có những kẻ được hiển vinh, đang chiêm ngưỡng trong ánh sáng chan hòa chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi" (GLCG 954).
 
Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây