giáo lý - Trang 4

tìm hiểu giáo lý

Mùa vọng mời gọi chúng ta chống lại chủ nghĩa hư vô của nền văn hóa đương đại

Mùa vọng mời gọi chúng ta chống lại chủ nghĩa hư vô của nền văn hóa đương đại

 05:41 07/12/2023

Trước niềm hy vọng này của con người, Thiên Chúa đã đáp lại bằng việc sinh ra trong thời gian như một con người nhỏ bé.Khi sống trong Mùa Vọng, xin Chúa cho mỗi người chúng ta giữ niềm hy vọng nơi Thiên Chúa, tin tưởng rằng có một cái gì đó sau cái chết, một thực tại tràn đầy tình yêu Thiên Chúa.
Dấu Thánh Giá không đơn giản là mở đầu hay kết thúc.

Dấu Thánh Giá không đơn giản là mở đầu hay kết thúc.

 19:51 15/11/2023

Là một người Công giáo gộc, có nhiều điều tôi chưa bao giờ đặt vấn đề về đức tin Công giáo hay đắn do suy nghĩ khi thực hiện điều gì đó với tư cách là người công giáo. Những thứ như tháng Năm dâng hoa kính Đức Mẹ hay đi Đàng Thánh Giá… tất cả chỉ là một phần văn hóa khi tôi lớn lên. Lời kinh của tôi trước bữa ăn luôn bắt đầu bằng: “Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con..” và tôi luôn bắt đầu mọi lời kinh nguyện bằng dấu thánh giá.
Giáo hội đau khổ là gì?

Giáo hội đau khổ là gì?

 19:10 09/11/2023

Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo giải thích rằng có “Ba trạng thái của Hội Thánh… trong số các môn đệ, có những kẻ đang tiếp tục cuộc lữ hành trên trần thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống đời này và đang được thanh luyện, và có những kẻ được hiển vinh, đang chiêm ngưỡng trong ánh sáng chan hòa chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi" (GLCG 954).
 
Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

Nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo

 19:57 05/11/2023

Đã đành, nghĩa trang là nơi chôn cất người chết nhưng đối với những người có niềm tin vào Đức Kitô, thì không gian này còn mang nhiều ý nghĩa riêng biệt. Trong bối cảnh Giáo hội bước vào tháng 11, tháng cầu nguyện đặc biệt cho các tín hữu đã qua đời, thật hợp lý khi dừng lại suy tư một vài nét ý nghĩa của nghĩa trang theo niềm tin Kitô giáo, dựa theo mặc khải Thánh Kinh, Phụng vụ và Giáo lý của Hội Thánh Công giáo.
10 suy niệm Kinh thánh để xưng tội tốt hơn

10 suy niệm Kinh thánh để xưng tội tốt hơn

 01:16 06/10/2023

Một trong những phúc lành và ơn sủng lớn nhất tuôn chảy từ Thánh Tâm Chúa là lòng thương xót được thể hiện sâu sắc nhất qua Bí tích Giải tội. Bí tích này đôi khi còn được gọi là Bí tích Tha thứ, Hòa giải, Sám hối, cũng như Bí tích Lòng thương xót của Thiên Chúa.
Tại sao Thánh Matthêu có hai tên trong Kinh Thánh?

Tại sao Thánh Matthêu có hai tên trong Kinh Thánh?

 20:08 21/09/2023

Người thu thuế nổi tiếng, Matthêu, trở thành tông đồ có thể đã được đổi tên sau khi gặp Chúa Giêsu Kitô.
Thay đổi cái tên rất có ý nghĩa trong Kinh thánh vì chúng thường báo hiệu một sứ mạng mới từ Thiên Chúa. Ví dụ Ápram trở thành Ápraham và Simon được đổi tên thành Phêrô.
Dưới chân thập giá có Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và của mọi tín hữu

Dưới chân thập giá có Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và của mọi tín hữu

 21:53 13/09/2023

Tôi để ý thấy rằng chỉ có Tin mừng Gioan nói về sự hiện diện của Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, dưới chân thập giá. Tại sao? Liệu chi tiết y hệt vậy có thể bị các thánh sử khác bỏ qua, nhưng lại nói về những người phụ nữ khác?
Giêrêmia thấy mình bị Thiên Chúa lừa dối

Giêrêmia thấy mình bị Thiên Chúa lừa dối

 23:57 08/09/2023

Giêrêmia đau khổ vì cảm thấy bị Chúa lừa dối. Ông không nhận thấy ý nghĩa của sứ mạng của mình. Ông phàn nàn về số phận của mình. Ông đánh mất ý nghĩa cuộc sống. Trong sách ngôn sứ Giêrêmia, sau những lời chúng ta nghe trong bài đọc của phụng vụ Chúa nhật, tiếng kêu đau đớn của vị tiên tri vang lên.
5 câu hỏi thường gặp về việc xưng tội

5 câu hỏi thường gặp về việc xưng tội

 04:11 03/09/2023

Tôi nghĩ việc ai đó nói rằng mình không phạm bất cứ tội lỗi nào là ngạo mạn, và đó là một tội. Nếu ai đó cho rằng mình chưa phạm tội gì, họ cần phải xem lại lương tâm mình một cách nghiêm túc, một bản kiểm thảo lại cuộc sống cách can đảm. Nếu người nào thực hiện việc xem xét lại cuộc đời mình một cách kính sợ, bằng cách sử dụng 10 Điều Răn và Bài Giảng Trên Núi, họ sẽ nhận thấy có những đổ vỡ trong cuộc đời mình và điều đó mở ra cho họ ân sủng của Chúa.
Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm là bày tỏ nỗi lòng

Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm là bày tỏ nỗi lòng

 21:45 09/06/2023

Trong giáo lý Kitô giáo, có một điểm xem ra tạo thách đố và gây mặc cảm, đó là các mầu nhiệm. Phải chăng đây là những điều Thiên Chúa gởi tới chúng ta để đánh đố trí óc, thách thức khả năng suy nghĩ của người phàm ? (Câu chuyện thánh Augustinô suy tư về Chúa Ba Ngôi bên bờ biển và thấy một thiên thần nhỏ lấy vỏ ngao múc nước biển đổ vào một hố cát bé tí). Đàng khác, với những điều quan trọng vào bậc nhất nhưng lại khó hiểu như vầy, phải chăng đức tin Kitô hữu là một niềm tin mù quáng, cưỡng bức ? (Nhiều linh mục hay giáo lý viên, khi bí bách không giải thích nổi một điểm giáo lý nào đó thì buông câu: “Đấy là mầu nhiệm!”)
Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây