Sáng nay, Tôi được đánh động, được gợi nhớ về ngày Thứ Tư Lễ tro của 353 năm trước. Về lá thư mà Đức cha Lambert đã viết cho hai chị Anê và Paula.“Ta đã ao ước nói chuyện với các con sau khi các con tuyên các lời khấn cách công khai vào ngày lễ Tro, trước sự hiện diện của ta, để nói thêm với các con vài điều về sự cao trọng của bậc sống các con và sự hoàn thiện mà lòng thương xót Thiên Chúa gọi các con đến, nhưng ta buộc phải ra đi vào ngày hôm đó để trở về.”
Khi một nhân cách bị đau khổ đè bẹp, một cách tự nhiên, người ta có xu hướng quay trở lại những cố thủ trong quá khứ, nghĩa là kích hoạt lại các khoảnh khắc đẹp của cuộc đời họ, nơi mà họ đã từng tận hưởng sự bình yên, niềm vui, tình yêu... Vì thế, người đau khổ bỗng cho mình là trung tâm của thế giới. Có người không ngừng nói về bản thân, bắt người khác lắng nghe họ. Có người thì lui về khép kín lòng mình, không muốn tiếp xúc với ai...
Thiên Chúa thương yêu con người. Thiên Chúa tạo dựng nên tất cả và cho con người hưởng tất cả mọi thứ cây ăn trái trong vườn, chỉ trừ cây biết lành biết dữ ở giữa vườn. Tưởng chừng mối tình ấy đẹp nhưng con người đã phá vỡ. Cũng chỉ vì con người suy nghĩ khác với suy nghĩ của Thiên Chúa nên tương quan tốt đẹp giữa Thiên Chúa và con người bị đổ vỡ.
Còn đâu chung một mái nhà, còn đâu tình mẹ, tình cha và còn đâu “ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng…”, giờ chỉ còn lại một ngọn nến hắt hiu trong đêm bên cạnh các xơ. Từng muỗng cháo, từng lời ru tiếng hát, từng giọt sữa nơi vành môi, từng bước chân đầu đời đều do chính bàn tay của các nữ tu chăm sóc, dắt dìu và bao lâu nay:
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng không nói lời nào về Đức Benedicto XVI. Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nói về gương sáng của Đức Benedicto XVI cũng như những gì Đức Benedict XVI đã làm. Chuyện này dường như cũng không thấy trong bài giảng an táng nào ở Việt Nam. Càng cao trọng, càng đóng góp hay càng chức vụ thì bài giảng sẽ không quên liệt kê các công đức, các việc người quá cố đã làm
Và may mắn làm sao, trong chuyến xe hôm ấy, bên cạnh chị không chỉ có người em gái thân yêu, quý chị em nơi cộng đoàn Gò Vấp cùng tháp tùng. Nhưng còn hơn thế nữa, chính chị Tổng Phụ Trách Hội dòng trong chuyến kinh lý đã tạm gác công việc để đón chị Matta trở về Qui Nhơn. Thật ấm cúng và đầy ân tình, tất cả là sự chuẩn bị tinh tế và rất tài tình của người dẫn đường mang tên Giêsu.
Nói tóm lại những năm tháng dưới mái trường Trinh Vương là những tháng năm đẹp nhất đời người của chúng mình. Thế nên giờ này cho dù tóc đã có nhiều Muối hơn Tiêu, chúng mình cũng không thể nào quên được Ngôi Trường, thầy cô, các Soeur và bạn bè, những người đã tận tụy với nghiệp dĩ “Đưa Đò”. “Những Người Đưa Đò Thầm Lặng” ấy đã cho chúng mình một kho tàng kiến thức để chúng mình an tâm vững bước vào đời, và không chỉ kiến thức, mà còn đạo đức làm người. Và với mình thì “ Trinh Vương Một Ngày, Trinh Vương Một Đời”, Phải thế không các bạn?!
Vậy đó, đời người là như vậy thôi : Nay anh – mai tôi ! Cứ suy nghĩ như thế cho nhẹ lòng và bớt lăn tăn. Thật sự là như thế vì ngày nào, tuần nào, tháng nào cũng có sự ra đi mà. Ra đi cũng là định luật hết sức bình thường trong cõi nhân sinh. Dẫu biết vậy nhưng vẫn có điều gì đó nuối tiếc và thương nhớ những người thân cận nhất là những người ảnh hưởng đến đời mình như Cha Giuse.
Giáo hội cảm tạ Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Trinh Nữ Maria trong hàng con cái loài người. Đồng thời, Giáo hội tôn vinh ngợi khen Đức Trinh Nữ đã sẵn lòng tuyệt đối tận hiến mình cho Thiên Chúa và Giáo hội cũng khuyến khích mọi người noi gương Mẹ dâng mình cho Chúa, để sống với Chúa và cho nhiệm cuộc cứu rỗi của Người.
Thật sự khi thấy những cung cách sống như vậy, tôi lại sợ cho chính bản thân tôi và đặc biệt khi nhớ đến Thánh Đaminh rằng thì là mình có đủ lòng mến Chúa để gắn kết với Chúa cách mật thiết hay không hay mình cũng chỉ tôn thờ Chúa cách qua loa. Lại một lần nữa nhắc nhớ chính bản thân mình để trong ngày sống của mình, mình phải luôn luôn sống như Thánh Đaminh là luôn luôn nói với Chúa và nói về Chúa.