Mỗi người chúng ta cũng đã hơn một lần khóc hay nói cách khác là nhiều lần khóc và cũng sẽ còn khóc. Thế nhưng rồi cần xác định được rằng mình khóc cho ai và vì ai. Xin cho mỗi chúng ta hãy biết khóc và khóc sao cho có ý nghĩa. Đừng để cho những giọt nước mắt của mình trở nên vô nghĩa hay dễ cảm xúc. Hãy để những giọt nước mắt mình cho có ý nghĩa và nhất là khóc thương cái thân phận tội lỗi của mình cũng khóc thương cho chính bản thân mình vì những lần những lúc trong cuộc đời mình lạc mất Chúa hay mình đi xa Chúa quá.
Ngọn nến Phục Sinh là một ngọn nến được chia sẻ. Khi chúng ta rước Nến phục Sinh lên, chúng at thấy đi đến đâu thì ngọn nến đó được chia sẻ cho những người gần gữi càng ngày càng lan tỏa. Ai nào đó sốt ruột lấy quẹt ra đốt thì mất đi ý nghĩa của Nến Phục Sinh. Ý nghĩa là chúng ta đón nhận ánh sáng từ ngọn nến Phục Sinh để rồi ngọn nến ấy chia sẻ và cả nhà thờ tràn ngập ánh sáng. Tương tự như vậy, Tin Mừng Phục Sinh là tin mừng Phục sinh phải là Tin Mừng được chia sẻ. Bà Maria ra mồ từ sáng sớm và khi Bà gặp Đấng Phục Sinh bà nhận được lệnh là bà được lãnh nhận là đi loan báo cho các Ngài.
Nỗi đau của người phụ nữ ngày hôm ấy dường như tăng dần và tăng dần với cái đám đông nghiệt ngã. Chỉ đến khi Chúa Giêsu chất vấn lương tâm của đám đông thì ta thấy từng người từng người một đã buông tha cho chị. Đơn giản là ai ai cũng nhận ra rằng mình cũng là người có tội.
Thời gian gần đây, với sự « mất mát » quá lớn trong cơn đại dịch, mọi người dường như ý thức sâu hơn về sự mong manh của phận người. Và ý niệm “buông bỏ » đã được đề cập rất nhiều trên các trang mạng và có cả sách tâm lý dạy “cách buông bỏ” để có được niềm hạnh phúc an nhiên. Ý niệm này cũng được giáo lý nhà Phật quan tâm để hướng dẫn các phật tử.
Thật không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà tháng Thánh Giuse lại được đặt nằm trong chu kỳ phụng vụ Mùa Chay Thánh. Thiết nghĩ, Giáo Hội Mẹ đã khéo léo sắp xếp sự trùng khớp này như một lời nhắc nhở con cái mình nhìn lên mẫu gương của Thánh Cả để sống mùa Chay cách thánh thiện hơn trong bầu khí thinh lặng của mùa chay.
Đức Chúa không thích loại ăn chay mang tính bên ngoài vì “ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn. Chính ngày các ngươi muốn ăn chay để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm, thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách” (Is 58, 3-4).
Ước gì bạn và tôi sống mãi được ý nghĩa của màu tím ấy bằng những hy sinh nguyện cầu, yêu thương phục vụ trong tin yêu phó thác. Xin cho mỗi chúng ta tìm được nhiều niềm vui và bình an trong khung trời tím của mình. Và chiếc áo tím của Mùa Chay không qua đi hay lặp đi lặp lại theo thời gian của Phụng vụ nhưng là một lời nhắc nhở chúng ta nhớ đến tình yêu của Đấng Chịu Đóng Đinh đã hy sinh vì chúng ta.
Sống chung trong một cộng đoàn các chú nhím hay là một cộng đoàn dòng tu, mỗi chúng ta dễ phản ứng khi mình thấy bản thân bị tổn thương, mình vùng vẫy đủ thứ hết, nhưng chính lúc mình vùng vẫy, mình lại vô tình gây nên vô số những vết thương khác cho những người xung quanh mình. Và có khi những vết thương đó còn tệ hơn những vết thương mà chính mình đang mang.
Trên con đường về nhà, tôi lại cứ ngẫm đi ngẫm lại rằng cuộc đời này vẫn đẹp lắm và cũng còn có người có tấm lòng đó chứ ! Ở đời, đâu có vơ đũa cả nắm được. Cuộc sống thì có người này người kia chứ. Lòng nhân mà con người cần và có như cách hành xử của cô bé này chứ không phải là phô diễn hay chỉ nói bằng lời.
Kinh nghiệm sống của các đấng các bậc đã cho ta thấy về sức mạnh của Lời. Tiếc thay ngày hôm nay giữa một xã hội mà người ta quá bận rộn với chuyện thế gian, với cuộc đời thì xem ra Lời chẳng còn tác dụng gì trên cuộc đời của người ta nữa. Chỉ những ai để cho Đức Kitô chiếm đoạt thì khi đó cuộc đời của họ mới đổi thay.