Phát tâm & Tâm thiện - Tâm ác

Thứ sáu - 25/06/2021 01:02 192 0
 


Tâm con người rất quan trọng. Tâm hay còn gọi là tim chính là cơ quan lọc máu để nuôi sống cơ thể con người. Ngoài việc chết não, Y khoa nhận diện cũng như xác định con người chết hay chưa là ở con tim ngừng đập. Tác giả bài trái tim không ngủ yên diễn tả hết sức dễ thương : Yêu em khi trái tim anh thôi ngừng đập.
               
Bên cạnh chuyện hiểu con tim - tâm như vậy về sức khỏe, về y khoa thì các tôn giáo hay dùng tâm để biểu thị tâm tư, cảm xúc của con người. Bên Phật Giáo, người ta hay dùng từ phát tâm để nói lên tâm tư và suy nghĩ của con người. Phật Giáo luôn luôn hướng Phật Tử của mình đến cái tâm thiện.
               
Người Kitô hữu cũng được nhắc nhớ con người phải hoàn thiện khởi đi không chỉ từ việc làm mà là cái tâm, cái suy nghĩ.
               
Trong Kinh cáo mình ta hay đọc : "Tôi thú nhận cũng Thiên Chúa toàn năng, tôi đã phạm tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm ..."
               
Hóa ra là chuyện phạm tội không dừng lại ở lời nói, việc làm mà nó khởi đi từ chuyện tư tưởng. Như trong Thánh Kinh, hơn một lần ta nghe Chúa nói : "Nếu lòng dạ ngươi ước muốn về người đàn bà thì ngươi đã phạm tội" hay như là "Ước muốn xấu về vật chất, danh vọng, quyền lực ... thì cũng đã phạm tội". Những điều như vậy gọi là ước muốn trong tư tưởng.               
               
Và như vậy, dù bất cứ là ai, ta cũng được mời gọi hướng đến cái tâm thiện, tâm lành và tránh đi cái tâm thiện, tâm ác và tâm dữ. Tâm thiện làm cho lòng người ta bình an để rồi hành động và lời nói người ta cũng sẽ bình an.
               
Ai nào đó nhà có con nít sẽ dễ thấy điều này. Khi đứa bé ở trong một gia đình an vui hạnh phúc và được chăm sóc đầy đủ thì khi ngủ, ta bắt gặp nơi đứa bé khuôn mặt của sự bình an và ngược lại. Người lớn cũng vậy thôi ! Ban ngày nếu đối diện với những chuyện an làmh và tâm suy nghĩ những điều trong sáng sẽ rất ư là dễ ngủ cũng như sẽ ít có mơ thấy điều ác. Những ai phải đối diện hay suy nghĩ điều bất chính thì trong giấc ngủ sẽ tái hiện lại những điều mà ban ngày người ta suy nghĩ.     
               
Điều đặc biệc, các khoa học gia nghiên cứu được cái tần số phát đi từ suy nghĩ của con người. Những gì con người suy nghĩ, con người phát ra cũng giống như một tia sóng và trên không gian còn lưu lại giọng nói của con người.
               
Với tất cả những điều đó, ta được mời gọi hãy có tâm thiện cũng như lời nói thiện và hành động thiện.
               
Một câu chuyện nho nhỏ nhưng rất ấn tượng về bài thơ hài cú để minh họa cho cái tâm thiện và tâm ác.
               
Một giai thoại, tôi đã được đọc rằng, ngày nọ Basho đi cùng với người học trò của mình – sau này là nhà thơ nổi tiếng Kikaku – hai thầy trò băng qua một cánh đồng đầy những con Chuồn Chuồn Ớt đang lao vụt qua, chàng trai trẻ liền làm ngay một bài hài cú:
Hỡi chuồn chuồn đỏ
Đôi cánh rứt
Ồ những trái ớt!
               
Thế nhưng người thầy sửa ngay:  “Không ! Đó không phải là hài cú. Nếu muốn làm một bài hài cú về đề tài này, con phải nói:
Những trái ớt son
Đôi cánh chắp
Tung toé lũ chuồn chuồn”
               
Đôi lần ta cũng giống như Basho, ta thường suy nghĩ điều ác dù lòng không muốn. Xem chừng có khi là những suy nghĩ đơn sơ nhưng nó lại mang đến hành động ác. Đâu có ai ngỡ được rằng mình làm điều ác. Tất cả đều khởi đi từ những suy nghĩ nhỏ không thiện. Như Thánh Phaolô đã từng nói : Điều tôi biết là tốt tôi không làm còn điều tôi biết là không tốt tôi lại cứ làm.
               
Sự thiện và sự ác nó rất mong manh giữa khoảng cách cũng như thời gian. Có khi người nào đó mới đây rất thiện nhưng rồi không lâu sau đó lại là người rất ác và hành động như người mất kiểm soát. Chính vì thế để có tâm thiện và hành động thiện cần phải ủ ấp, nuôi dưỡng từng ngày trong cuộc sống của mình.
               
Cơ bản và gần gũi nhất để ta có tâm thiện, lời thiện cũng như hành động thiện thì ta tìm đến điều thiện. Điều thiện cơ bản nhất nằm trong Lời của Chúa trong Kinh Thánh, nơi những nhân đức của các Thánh để ta noi theo và bắt chước.
               
Gần đây, ta thấy trên một số trang mạng Xã Hội xuất hiện những câu chuyện, những con người mà xem chừng cái tâm của họ bất an. Cứ nghe lời lẽ có khi là văng tục và hồ đồ của họ thì ta sẽ suy ra người đó đang ở trong trạng thái nào. Thử hỏi cha mẹ nào có dám cho con cái mình nghe kiểu đại loại như thế hay không ? Nếu như trong trường học có những giáo viên có cung cách hành xử như thế thì con cái của họ sẽ được đào tạo như thế nào.
               
Gần đây, ngoài những bài giảng từ các vị linh mục, giám mục tôi cũng mở thêm những trang của những Thầy, những Hòa Thượng để nghe như là hành trang cho cuộc sống của mình. Có những vị Hòa Thượng chân chính họ không nói về Phật Pháp nhưng họ chỉ dạy những cách như thế nào để có tâm an, để có những suy nghĩ thiện. Những người như vậy tại sao mình không tìm tòi để học hỏi mà phải đi nghe những điều mà làm cho ta cảm thấy bất an, mất thời gian vì những chuyện xàm xí trong cuộc đời.
               
Giằng co của con người là thế đó ! Giữa thời gian dịch bệnh, mỗi người sẽ có nhiều cơ hội, nhiều thơi gian hơn để nhìn lại chính mình. Ước gì ngày mỗi ngày mỗi người hãy có cái tâm thiện, có cái tâm lành để rồi từ đó ta có những lời dịu ngọt, những hành động bác ái yêu thương với anh chị em đồng loại.

Tác giả bài viết: Lm. Anmai, CSsR

 Tags: Suy tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây