Trong Sứ điệp video gửi đến các viện trưởng của các đại học tham gia cuộc gặp gỡ của Mạng lưới các Đại học Chăm sóc Ngôi nhà chung diễn ra tại Rio de Janeiro, Đức Thánh Cha mời gọi suy tư về việc xóa nợ công và nợ sinh thái và làm việc vì công bằng xã hội và môi trường.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con cảm nghiệm ý nghĩa sâu sắc của Mùa Chay – Phục sinh trong năm thánh Hy vọng. Cám ơn quý ân nhân đã quảng đại giúp đỡ để chúng con có một cuộc hành trình dài ngày trong niềm vui được chia sẻ và yêu thương. Từ đó, chúng con thêm xác tín rằng,: chuyến “ra đi” dài ngày của chúng con không phải là một hoạt động từ thiện, mà là những cuộc lên đường để gặp Chúa và đem niềm vui của Đấng Phục sinh đến với mọi người, nhất là những người kém may mắn mà Chúa cho chúng con được gặp gỡ yêu thương.
Chúa đã nói với chúng con: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy.” Lạy Chúa, tình yêu của Chúa thật lớn lao, vượt qua tất cả sự hiểu biết của chúng con. Chúa đã yêu thương chúng con không phải vì chúng con xứng đáng, mà vì Chúa là tình yêu, và tình yêu của Chúa không có điều kiện. Chúa yêu chúng con, ngay cả khi chúng con yếu đuối, tội lỗi, khi chúng con không thể đáp lại tình yêu đó như Chúa mong đợi.
Các tín hữu Công giáo vùng Normandy của Pháp đã kỷ niệm 100 năm ngày Thánh Têrêsa Hài Đồng, vị thánh thành Lisieux, được tuyên thánh. Sự kiện kéo dài từ ngày 16 đến 18/5/2025, trong đó có buổi phát sóng trực tiếp Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Lêô XIV vào ngày 18/5/2025 trên màn hình lớn tại Đền thờ Thánh Têrêsa thành Lisieux, nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của những người không quen đến nhà thờ.
Là người chọn Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh làm đối tượng duy nhất, chúng ta không chỉ được mời gọi chiêm ngắm tình yêu tự hủy của Người, mà còn đi vào con đường yêu thương và hiến dâng theo gương Ngài trong hành trình tận hiến của mình.. Mỗi chúng ta theo cách riêng, được mời gọi sống tình yêu “cho người mình yêu” – không chỉ là bạn bè, người thân, mà cả những người khó thương, những người làm tổn thương ta, những người ta có trách nhiệm trong sứ vụ...
Nhìn lại lịch sử, ta thấy biết bao biến cố xoay chuyển chỉ nhờ một lời nhận lỗi kịp thời. Sau Thế chiến II, nước Đức đổ gục trong đống tro tàn, nhưng sức mạnh đích thực của họ không nằm ở công nghệ hay kỷ luật sắt đá, mà ở nghị lực tập thể can đảm đối diện vết thương. Họ công khai tội ác, cúi đầu trước nạn nhân và bền bỉ xin tha thứ. Khi trách nhiệm được thừa nhận, những con tim tan nát nơi châu Âu mới dám mở cửa, từ đó bức tường hận thù sụp đổ, và tiến trình hòa giải bắt đầu. Đức mạnh mẽ không phải vì họ vươn lên thành cường quốc kinh tế, nhưng vì dám đặt nền móng tương lai trên lời “Xin lỗi” hướng về quá khứ.