Sáng thứ Bảy ngày 17/5, Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp các tham dự viên Hội nghị “Vượt qua phân cực và tái xây dựng cai quản toàn cầu: nền tảng đạo đức” của Tổ chức “Centesimus Annus pro Pontifice”. Ngài mời gọi Tổ chức cùng với Dân Chúa phát triển Học thuyết Xã hội trong bối cảnh lịch sử đầy biến động xã hội, bằng cách lắng nghe và đối thoại với mọi người.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng con cảm nghiệm ý nghĩa sâu sắc của Mùa Chay – Phục sinh trong năm thánh Hy vọng. Cám ơn quý ân nhân đã quảng đại giúp đỡ để chúng con có một cuộc hành trình dài ngày trong niềm vui được chia sẻ và yêu thương. Từ đó, chúng con thêm xác tín rằng,: chuyến “ra đi” dài ngày của chúng con không phải là một hoạt động từ thiện, mà là những cuộc lên đường để gặp Chúa và đem niềm vui của Đấng Phục sinh đến với mọi người, nhất là những người kém may mắn mà Chúa cho chúng con được gặp gỡ yêu thương.
Chúa đã nói với chúng con: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy.” Lạy Chúa, tình yêu của Chúa thật lớn lao, vượt qua tất cả sự hiểu biết của chúng con. Chúa đã yêu thương chúng con không phải vì chúng con xứng đáng, mà vì Chúa là tình yêu, và tình yêu của Chúa không có điều kiện. Chúa yêu chúng con, ngay cả khi chúng con yếu đuối, tội lỗi, khi chúng con không thể đáp lại tình yêu đó như Chúa mong đợi.
Hãy để mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối, mà còn là nơi yêu thương – một cách chân thành, kiên nhẫn và thánh thiêng. Như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta, chúng ta cũng được mời gọi để yêu thương người khác, ngay cả trong thế giới số đầy thử thách này. Hãy sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để sống trọn vẹn lời kêu gọi của Chúa: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Gioan 13,34).
“Điều làm Cha được tôn vinh là anh em sinh trái nhiều” (c. 8).
Vinh quang của Cha không nghịch với sự triển nở thật sự của con người.
Sự èo uột, cằn cỗi của chúng ta mới là nỗi nhục cho Thiên Chúa.
Hãy sinh trái nhiều nhờ chấp nhận những cắt tỉa của Cha qua lời của Giêsu.
Nhìn lại lịch sử, ta thấy biết bao biến cố xoay chuyển chỉ nhờ một lời nhận lỗi kịp thời. Sau Thế chiến II, nước Đức đổ gục trong đống tro tàn, nhưng sức mạnh đích thực của họ không nằm ở công nghệ hay kỷ luật sắt đá, mà ở nghị lực tập thể can đảm đối diện vết thương. Họ công khai tội ác, cúi đầu trước nạn nhân và bền bỉ xin tha thứ. Khi trách nhiệm được thừa nhận, những con tim tan nát nơi châu Âu mới dám mở cửa, từ đó bức tường hận thù sụp đổ, và tiến trình hòa giải bắt đầu. Đức mạnh mẽ không phải vì họ vươn lên thành cường quốc kinh tế, nhưng vì dám đặt nền móng tương lai trên lời “Xin lỗi” hướng về quá khứ.