Trong khi bị bỏ rơi, Chúa vẫn tiếp tục yêu thương các môn đệ, những kẻ đã bỏ rơi Người, và tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Người “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi” (Mt 5, 44). Nơi tình thương tha thứ của Thiên Chúa, vực thẳm của sự dữ, của tội ác phải đắm chìm trong một tình yêu lớn lao hơn, để sự xa cách, dửng dưng của nhân loại được biến thành sự hiệp thông, yêu mến.
Chúng ta được mời gọi noi gương người trộm lành. Giống như ông, chúng ta nhận ra rằng mỗi người cần ơn cứu độ; chúng ta cần tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, đón nhận Con Người và hành động cứu độ của Ngài với niềm vui và lòng biết ơn.
Theo Chúa là chấp nhận đi vào con đường khổ nạn và hy sinh. Sống Mầu nhiệm Thập gía là đi vào mầu nhiệm của sự tự hủy. Cái chết trên Thập gía của Đức Giêsu là cao điểm của hành trình tự hủy này. Việc từ bỏ cha mẹ, vợ con, ruộng vườn, khước từ những đam mê trần tục…chỉ là bước khởi đầu. Sự từ bỏ cái tôi ích kỷ, bỏ mạng sống mình mới là sự từ bỏ tận căn. Chúa Giêsu đã nói: “Ai tìm giữ mạng sống mình thì sẽ mất, và ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm lại được”.
Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô trên Thánh Giá, thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã ghi nhận: “Chính trên thập giá mà tình yêu trinh khiết của Chúa Kitô đối với Chúa Cha và đối với nhân loại được diễn tả mạnh mẽ nhất; đức khó nghèo của Người dẫn đưa Người tới chỗ lột bỏ mọi sự; lòng vâng phục của Người sẽ giúp Người hiến dâng mạng sống. Các môn đệ được mời chiêm ngưỡng Đức Giêsu chịu treo cao trên thập giá, nơi mà Ngôi Lời “xuất thân từ cõi thinh lặng”, trong sự lặng lẽ và cô liêu, như lời các ngôn sứ đã khẳng định Thiên Chúa tuyệt đối siêu việt trên mọi tạo vật,
Trong cuộc sống dương thế, Mẹ đã trải qua biết bao nhiêu khổ đau, cay đắng của phận người nên Mẹ sẽ hiểu biết và chia sẻ với chúng ta hơn ai hết, bởi vì “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”. Có khổ đau, thì mới dễ dàng cảm thông với người đau khổ. Nếu chúng ta kêu cầu Mẹ, chắc chắn Mẹ sẽ trợ giúp và dẫn chúng ta đến cùng Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta biết noi gương Mẹ, chấp nhận hy sinh để luôn thưa xin vâng trong những điều đẹp ý Chúa.
“Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” (Ga 3,17-18).
Thánh Phaolô đã không để cho ơn Chúa ra vô hiệu nơi đời sống của Ngài khi thánh nhân hết mực dùng ơn Chúa để phục vụ các cộng đoàn được sai đến trong sứ mạng Tông đồ. Thiên Chúa cũng đã kêu mời và chọn gọi chúng ta sống Đặc Sủng Mến Thánh Gía, chúng ta được tham dự vào sứ mạng cứu thế của Đức Giêsu bằng lời kinh chuyển cầu và phục vụ anh chị em trong các lãnh vực : đức tin, luân lý, giáo dục, xã hội và y tế ; ưu tiên cho giới nữ.
Nếu ta muốn nên người Kitô hữu đích thực, thì cần phải nhận Đức Kitô làm trung tâm cuộc sống mình. Đức Kitô muốn ta thương yêu người khác, buông bỏ mọi sự thế gian để sống tín thác nơi Ngài. Nếu ta thực hiện kế hoạch này của Người, thì chắc chắn ta sẽ mất chính mình, phải chịu nhiều hy sinh, thiệt thòi và sẽ tìm được sự sống đời đời như Chúa đã hứa.
Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người Con, tặng ban cho Ngài một danh hiệu cao quý hơn mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi gối sẽ bái quỳ, trên trời dưới đất hay dưới vực sâu, và mọi miệng lưỡi sẽ tung hô Đức Giêsu Kitô là Chúa và xưng tụng vinh quang của Chúa Cha (x. Pl 2,9-11)
Thập giá mà người Kitô hữu, người tu sĩ mang vác là gì, nếu không phải là từ bỏ con người ích kỷ của mình để sống cho Thiên Chúa và tha nhân trong sự khiêm tốn phục vụ lẫn nhau. Điều kiện tiên quyết trong hành trình theo Chúa là phải hy sinh, sự hy sinh từ bỏ thường xuyên trong đời dù ở bậc sống nào. Chúa Giêsu quả quyết, người môn đệ Chúa thiếu vắng Thập giá trong đời sống mình thì không phải là môn đệ đích thực của Ngài: “Ai không vác Thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng làm môn đệ Thầy” (Mt 10,38).