Chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thánh giá để học cách yêu thương tha nhân

Thứ hai - 19/06/2023 22:00 992 0
 

Chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thánh giá để học cách yêu thương tha nhân.


LỜI NGUYỆN MỞ ĐẦU :
 
Lạy Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh, quỳ trước Thánh Giá Chúa, trong sự hiện diện thật sự của Chúa trong Thánh Thể nơi nhà Tạm đơn sơ trước mặt chúng con đây. Chúng con xin dâng tâm tình thờ lạy, chúc tụng, yêu mến vì tình yêu lớn lao Chúa đã dành cho chúng con. Chúa đã hy sinh chịu đóng đinh, chịu chết trên cây Thánh Giá để cứu chuộc chúng con. Cũng từ trên Thánh Giá Chúa đã nêu gương và dạy chúng con bài học yêu thương
Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em”. “di sản thiêng liêng” mà Chúa đã trối lại cho chúng con trước khi đi vào hành trình thương khó. Trên Thánh Giá, Chúa bày tỏ tình yêu lớn nhất dành cho Chúa Cha và từng người trong chúng con, Thánh Giá còn là cầu nối đưa chúng con đến với Chúa Cha và cho chúng con sống trong ân sủng của Người.

Giờ đây, xin cho chúng con biết chiêm ngắm Chúa trên Thánh Giá với một niềm tin sâu sắc và lòng mến yêu tha thiết để khắc ghi những gì Chúa đã chịu vì chúng con và cùng học với Chúa bài học “yêu thương”  hầu giúp chúng con đặt trọn tình yêu nơi Chúa, sống khiêm nhường, nhỏ bé, phục vụ nhau trong tình Chúa yêu.
Lạy Chúa Thánh Thần là tình yêu, xin thánh hóa chúng con trong giờ suy gẫm này.

Đọc Tin Mừng ( Ga 15, 12-17)

SUY NIỆM :
  
Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em,  Đây là những lời tâm huyết, lời nói cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ yêu quý trong bữa tiệc ly trước khi Ngài bước vào cuộc khổ nạn.

Thánh Gioan định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu”, hay nói cách khác tình yêu là bản chất của Thiên Chúa. Lòng thương xót của Chúa Giêsu thấm đẫm từng bước chân, từng lối đi trên hành trình loan báo Tin Mừng của Người danh cho con người. Lời nóicử chỉ, hành động của Ngài đều tỏ cho con người biết tình thương của Thiên Chúa, tình thương của người cha nhân hậu; lòng quảng đại của vị mục tử nhân lành dám hiến mạng vì đoàn chiêngần gũi thiết thân như một người bạn luôn chia sẻ mọi nỗi khó khănnhọc nhằn của con người. "Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng là chính Người đã yêu thương chúng ta" (1Ga 4,10). Thế nên, Lời Chúa mạc khải cho chúng ta biết "ân huệ" trước "lệnh truyền", Thiên Chúa yêu thương ta: đó mới là điều chính, đó mới là điều mà mọi sự khác phải tuỳ thuộc, kể cả khả năng của ta yêu mến Chúa, như thánh Gioan viết: "Chúng ta hãy yêu mến, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước" (1Ga 4,19).  Yêu đến nỗi đã dùng cái chết của Con mình để định nghĩa tình yêu, để chứng minh cho con người về  “điều răn mới mà Đức Giêsu trối lại cho con người, để con người tiếp tục thực hiện tình yêu ấy cho anh chị em đồng loại. Ngài không chỉ yêu người công chính mà còn yêu cả những người tội lỗi, kẻ phản bội, kẻ chối bỏ Ngài... Ngài đã yêu và cho đi đến giọt máu cuối cùng.

Nhìn ngắm Đức Giêsu trên Thánh Giá chúng ta thấu hiểu tình thương của Ngài dành cho Chúa Cha, cho nhân loại và dành riêng cho mỗi chúng ta?

Nhìn viết thương nơi cạnh sườn, nơi tay chân Người, rồi mỗi chúng ta hãy tưởng nghĩ đến Tôma khi Chúa Giêsu Phục sinh. Ông hồ nghi về lời các môn đệ bạn nói với ông về Chúa Chúng tôi đã được thấy Chúa, Chúa Giêsu yêu quý Tôma, không để ông sống mãi trong nỗi hoài nghi. Người hiện ra bảo ông ‘Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.’ Ông Tôma thưa Người: ‘Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!’”đặt ngón tay vào vết thương ở tay Người và đưa tay vào vết thương cạnh sườn Người” là hành động của một người bạn, người môn đệ thân thiết nơi cuộc gặp gỡ thân mật sau cuộc chia ly kinh hoàn của cái chết. Nhìn thấy và chạm vào vết thương của Chúa Giêsu là nền tảng việc tuyên xưng đức tin của Tôma và mọi Kitô hữu.
  
Trong thinh lặng
, chúng ta hãy chiêm ngắm Đức Giêsu trên thánh giá, rồi mỗi người hãy hành động như Tôma, sờ tay mình vào lỗ đinh nơi tay, chân và cạnh sườn của Chúa Giêsu... và thầm nói lời tuyên xưng Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”

  
Chúng ta tuyên xưng Chúa là Chúa của mình, hãy thực thi lời trăn trối của Người.
 Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em, và một khi sống thân mật với Chúa, đụng chạm vào vết thương của Người, chúng ta cũng sẽ động lòng trước những người anh chị em đang sống quanh mình, họ là hiện thân của Người, họ là anh chị em của chúng ta, không lẻ gì chúng ta không yêu thương họ ?   

  
Mọi thứ nếu đến từ tình yêu, phát xuất từ tình yêu, động lực là tình yêu thì luôn vững bền và cao đẹp. Giàu sang mà không có tình yêu là thứ phù hoa; thành công mà thiếu tình yêu thì chỉ như ánh sáng lóe lên rồi vụt tắt, hành động giúp đỡ ai đó mà chẳng tình yêu sẽ trở nên dư thừa… Ở đâu không có tình yêu ngự trị, nơi đó có tranh chấp, thù hận và dối gian; nơi nào thiếu vắng tình yêu nơi đó in dấu muộn phiền, đổ vỡ, đắng cay… Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi trãi nghiệm cuộc đời, đã diễn tả trong từng giai điệu, từng lời ca nốt nhạc “sống trên đời này, chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào để nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá của cuộc đời mỗi người”.

   
Là người nữ tu Mến Thánh Giá, hằng ngày chúng ta chiêm ngắm Đức Giêsu chịu đóng đinh để đạt tới sự hiểu biết và yêu mến Người, đụng chạm đến thương tích của Người qua từng nỗi khổ đau của chính mình, của chị
em nơi cộng đoàn, người thân nơi gia đình và anh chị em đồng loại… Thân thể của Chúa Giêsu là Giáo Hội đang phải mang nhiều vết  thương đau vì những chia rẻ, vì những tai tiếng về lạm dụng, về đau khổ mà con người đang hứng chịu vì dịch bệnh, thất nghiệp, nghèo đói…chúng ta hãy là người xoa dịu, nâng đỡ bằng lời kinh chuyển cầu, bằng những hành động sáng tạo để phục vụ, nhất là bằng đời sống yêu thương vô vị lợi dành cho tất cả mọi người. Yêu thương, quan tâm ủi an giúp đ người nghèo dù chỉ là một chén nước lã, dù chỉ là một nụ cườimột ánh mắt cảm thông để tất cả được ủi an, được cảm thông và sống mãi trong tình thương của Thiên Chúa.

  
Và một thứ tình yêu “hoàn hảo” mà Chúa Giêsu và Giáo Hội mời gọi người tận hiến tiếp tục thể hiện trong nếp sống cộng đoàn của mình là hãy sống và thực hành lời khuyên của thánh
Phaolô “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu...Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả” (1Cr 13, 4.7). và “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18).


LỜI NGUYỆN KẾT :
    
Lạy Chúa Giêsu  “yêu như Chúa yêu”, nói thì dễ nhưng thực hành không dễ. Vì chúng con biết mình rất rõ, biết khoảng cách xa nhất là khoảng cách từ “đầu” đến “tay”, tâm trạng này đã được thánh Phaolô trải nghiệm khi chia sẻ “ Điều tôi muốn thì tôi không làm nhưng điều tôi không thích, thì tôi lại cứ làm”(Rm 7,15). Xin Chúa ban cho chúng con một đức tin vững mạnh, để chúng con vượt qua những thử thách, cám dỗ của thời đại văn minh, khoa học phát triển, phương tiện sống dồi dào nhưng lại thiếu tình người, thiếu tình yêu, thiếu tình liên đới….Xin Chúa con chúng con đức mến trung kiên để biết yêu Chúa qua tha nhân, biết bênh vực, yêu thương và tôn trọng phẩm giá mọi người nhất là những người yếu đau, bị đẩy ra bên lề xã hội; những người con không ưa, những kẻ ghét con; đừng để con khinh miệt người này kẻ kia, thiên vị kẻ này người nọ… Xin ban cho lòng cậy trông vững vàng, biết phó thác và sống chết cho tình yêu của Chúa để chúng con sống quảng đại, vị tha, biết chia sẻ, biết cho đi, thời gian, công sức …với một tình yêu thương chân thật “yêu như Chúa yêu chúng con”. Amen


 

Tác giả bài viết: TT/MTG QN

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây