Suy gẫm thứ sáu Lễ Mẹ Vô Nhiễm

Suy gẫm thứ sáu Lễ Mẹ Vô Nhiễm

 22:05 05/12/2023

Mẹ Maria có quyền tự do để chọn lựa. Mẹ có thể vâng theo ý Chúa mà cũng có thể chối từ. Thế nhưng Mẹ đã khôn ngoan để hiểu rằng: Chọn theo ý Chúa là con đường duy nhất và bảo đảm đưa đến hạnh phúc đích thực. Hai tiếng: “Xin vâng” trong khiêm nhường và phó thác. Mẹ đã được Thiên Chúa cất lên chức vị làm Mẹ Thiên Chúa và ơn cứu độ được ban xuống cho loài người.
Lòng thương xót của Thiên Chúa được bày tỏ nơi Thập giá Đức Giêsu

Lòng thương xót của Thiên Chúa được bày tỏ nơi Thập giá Đức Giêsu

 20:10 28/11/2023

Như vậy, trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô, Thiên Chúa trở nên hữu hình trong lòng thương xót của Ngài, nghĩa là làm nổi bật ưu phẩm của Ngài, ưu phẩm mà trong Cựu Ước qua nhiều hạn từ và khái niệm khác nhau đã từng xác định như “lòng thương xót”. Thiên Chúa nhìn thấy nỗi khốn khổ của dân Người và nghe tiếng họ kêu van: “Ta đã nhìn thấy nỗi khốn khổ của dân Ta ở Ai Cập và Ta đã nghe thấy tiếng kêu của chúng vì những kẻ đốc công tàn ác. Thực vậy, Ta biết rõ các đau khổ của chúng, và Ta đến để giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập” (Xh 3:7-8)
Người nữ tu Mến Thánh Giá đạt tới sự hiểu biết, yêu mến Chúa Giêsu  theo gương các Thánh Tử đạo Việt Nam.

Người nữ tu Mến Thánh Giá đạt tới sự hiểu biết, yêu mến Chúa Giêsu theo gương các Thánh Tử đạo Việt Nam.

 18:48 21/11/2023

Động lực hướng dẫn cuộc đời các thánh tử đạo Việt Nam là tình yêu. Cái chết của các ngài làm chứng cho tình yêu. Đó chính là điều mà ta có thể bắt chước các ngài. Trong hoàn cảnh hiện nay, ta không có hy vọng được phúc tử đạo, nhưng ta vẫn có thể noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam làm chứng cho đạo Chúa. Nếu ta không được chết cho tình yêu, ta vẫn có thể sống cho tình yêu. Có lẽ ngày nay Chúa cũng không mong ta chết vì đạo mà mong ta hãy sống những giá trị của Tin Mừng mỗi ngày.
Đức Giêsu cứu ta khỏi tội lỗi và sự chết

Đức Giêsu cứu ta khỏi tội lỗi và sự chết

 19:09 14/11/2023

Sự chết của Chúa Giêsu và cái chết của muôn loài nói với chúng ta điều gì nếu không phải là, Tại một nghĩa trang Công giáo, trên tấm bia một ngôi mộ có ghi: “Những gì tôi tiêu xài hoang phí, tôi phải trả lẽ trước mặt Chúa. Những gì tôi tích trữ như bùa hộ mệnh, tôi làm cớ cho người khác tranh giành cãi cọ. Chỉ những gì tôi dùng đúng ý Chúa, thì mãi mãi thuộc về tôi”.
Người sống đời thánh hiến chuẩn bị “giờ chết” trong tâm tình của người con hiếu thảo theo gương Đức Giêsu.

Người sống đời thánh hiến chuẩn bị “giờ chết” trong tâm tình của người con hiếu thảo theo gương Đức Giêsu.

 19:59 07/11/2023

Theo tiếng Latinh, người chết = defungi: là người đã vĩnh viễn hoàn tất đời mình. Là người Kitô hữu, chúng ta phải biết đón nhận sự hoàn tất đó với một tâm hồn bình an cao cả, vì mạc khải Kitô giáo đã cho biết rằng cái chết như cánh cổng to lớn mở vào thánh điện an vui vĩnh hằng. Như thánh Phaolô đã xác định: vào ngày cuối cùng, cái hư hoại trong ta sẽ trở nên bất hoại, cái khả tử sẽ nên bất tử (x. 1Cor 15, 53).
Chiêm ngắm Đức Kitô trên Thánh giá mỗi ngày để chuẩn bị cho mình cái chết lành thánh

Chiêm ngắm Đức Kitô trên Thánh giá mỗi ngày để chuẩn bị cho mình cái chết lành thánh

 08:46 01/11/2023

Văn hóa an sinh muốn “loại thực tại của cái chết” nhưng Đức Phanxicô kêu gọi có một cái nhìn tích cực với cái chết, việc suy ngẫm về cái chết, “giúp chúng ta nhìn cuộc sống bằng con mắt mới.” Ngài nói: “Có quá nhiều câu hỏi cần được đặt lại, có ích gì khi tranh cãi với bạn bè, với anh chị em trong nhà, với anh chị em trong cộng đoàn đức tin nếu một ngày nào đó chúng ta sẽ chết? Nổi giận với người khác có ích gì? Tốt hơn nên chết trong hòa thuận, không hối tiếc, không oán giận!”
Lễ Các Thánh Nam Nữ

Lễ Các Thánh Nam Nữ

 03:32 28/10/2023

Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu nói:“Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: “Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người” (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Thập Giá Đức Kitô trong kinh nghiệm sống của Đức cha Lambert

Thập Giá Đức Kitô trong kinh nghiệm sống của Đức cha Lambert

 20:43 22/10/2023

Trong chiều kích chiêm niệm của Đức Cha Lambert, tâm thế thụ động là một đề tài quan trọng, xuyên suốt trong các kinh nghiệm thiêng liêng và quan niệm tu đức của ngài. Đó là thái độ của một tâm hồn luôn đặt mình dưới tác động của Thần Khí để “hoàn toàn mặc lấy Chúa Kitô, hoàn toàn tan biến trong Người và liên lỉ được Thần Khí của Người linh hoạt, hoàn toàn bị hủy ra không và luôn luôn giữ vai trò thụ động chứ không phải vai trò chủ động trong mọi sinh hoạt”[2].
Thực thi lòng thương xót nơi cộng đoàn nhờ liên kết với Thập Giá Đức Kitô

Thực thi lòng thương xót nơi cộng đoàn nhờ liên kết với Thập Giá Đức Kitô

 10:34 18/10/2023

Tình yêu tột độ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá thúc đẩy chúng ta sống mọi đau khổ như Ngài và trong Ngài. Chúng ta làm được điều này, nếu biết nhìn nhận trong mọi đau khổ của bản thân và tha nhân có bóng dáng đau khổ của Chúa. Chúng ta không xua đuổi và tránh né, nhưng tiếp nhận đau khổ cùng với Đức Kitô.
Học cách sống chung nơi Cộng đoàn thánh hiến theo gương Cộng đoàn tiên khởi

Học cách sống chung nơi Cộng đoàn thánh hiến theo gương Cộng đoàn tiên khởi

 03:09 10/10/2023

Lạy Chúa, nhìn vào xã hội đầy cạnh tranh và chuyển mình cách mau lẹ, công nghệ phát triển đến chóng mặt; một xã hội thích đề cao những giá trị vật chất, xã hội mà trong đó con người sống vội vã, thi đua hưởng thụ, coi nhẹ những giá trị đích thực của cuộc sống. Chúng con, người nữ tu không đứng ngoài xã hội khủng hoảng về giá trị thật của đời sống như thế. Chúng con đang hít thở chung bầu khí tục hóa ấy. Lắm khi nó cũng đang len lỏi đâu đó trong đời sống cá nhân và cộng đoàn. Làm sao để Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét chủ này mà khinh dễ chủ nọ ?
Tuyển tập Mục Đồng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây